- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Bạn cần xét nghiệm máu, hoặc siêu âm để phát hiện sỏi mật tốt hơn
Mẹ bầu cần cẩn thận một vài vấn đề túi mật trong thai kỳ
Các biện pháp chữa trị sỏi mật tự nhiên có đáng tin cậy?
Polyp túi mật, liệu có thể chuyển hóa thành ung thư không?
Biết các dấu hiệu này sẽ giúp bạn phòng ngừa sỏi mật tốt hơn
Siêu âm ổ bụng
Siêu âm là một trong những phương pháp tốt nhất để phát hiện và chẩn đoán sỏi mật (hiệu quả với 97 - 98%). Siêu âm thường không gây đau đớn, vì chỉ dùng sóng âm để tạo ra hình ảnh các mô mềm trong ổ bụng của bạn. Bằng cách này, các bác sỹ có thể nhận ra sỏi mật trong túi mật, hoặc ống mật.
Siêu âm có thể giúp chẩn đoán sỏi mật hiệu quả
Bạn nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi khi đi siêu âm, vì các bác sỹ sẽ yêu cầu bạn nằm ngửa trên bàn khám, để lộ vùng bụng. Một loại gel sẽ được thoa lên vùng bụng và các bác sỹ sẽ sử dụng đầu dò để siêu âm trong vòng 15 - 30 phút. Thêm một lưu ý nữa: Bạn không nên ăn gì trong vòng 6 tiếng trước khi siêu âm.
Kỹ thuật chụp cắt lớp (CT)
Nếu hình ảnh siêu âm không rõ ràng, các bác sỹ có thể yêu cầu bạn thực hiện kỹ thuật chụp cắt lớp. Các tia X sẽ được quét lên túi mật theo lát cắt ngang. Sau khi được xử lý bằng máy tính, bạn sẽ nhận được hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của túi mật.
Chụp cắt lớp giúp xác định chính xác vị trí sỏi mật
Chụp cắt lớp thường mất khoảng 30 phút và không gây đau đớn. Kết quả chụp cắt lớp có thể cho bạn biết rõ hơn về vị trí của sỏi mật, dù là trong ống mật chủ, hay trong các ống mật nhỏ hơn.
Xét nghiệm máu
Nếu nghi ngờ tình trạng sỏi mật đã gây nhiễm trùng ổ bụng, có thể bạn cần thực hiện xét nghiệm máu toàn bộ để xác định tình trạng nhiễm trùng túi mật, từ đó đưa ra quyết định có cần phẫu thuật hay không. Xét nghiệm máu cũng có thể giúp phát hiện các biến chứng do sỏi mật như: Vàng da, viêm tụy. Các chỉ số có liên quan tới viêm túi mật cấp tính do sỏi mật là lượng bạch cầu và protein phản ứng C (C-reactive protein) tăng cao.
Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)
Phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng là một cách xâm lấn, cho phép các bác sỹ kiểm tra các ống dẫn mật, ống tụy. Để tiến hành hội soi, các bác sỹ sẽ phải dùng ống soi mềm đặt qua miệng xuống thực quản, vào dạ dày, rồi xuống tá tràng để quan sát túi mật, ống mật… Trong quá trình nội soi, nếu phát hiện thấy sỏi, các bác sỹ có thể trực tiếp loại bỏ chúng.
Tốt hơn hết, hãy thông báo với bác sỹ các loại thuốc bạn đang sử dụng, đặc biệt là insulin, aspirin, thuốc tăng huyết áp… Các loại thuốc này có thể gây chảy máu trong quá trình nội soi. Do đó, các bác sỹ có thể yêu cầu bạn điều chỉnh lịch uống thuốc trước khi tiến hành nội soi.
Xét nghiệm chức năng gan
Nếu các bác sỹ yêu cầu bạn làm xét nghiệm bệnh gan, xơ gan, bạn có thể hỏi bác sĩ liệu bạn có thể đồng thời kiểm tra các vấn đề túi mật hay không. Bạn chỉ cần làm thêm xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ sắc tố mật (bilirubin), nồng độ men gan (GGT) và phosphatase kiềm. Nếu những chỉ số này tăng cao, rất có thể bạn đang bị sỏi mật, hoặc một vài vấn đề túi mật khác.
Vi Bùi H+ (Theo Wikihow)
Gợi ý thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ cho người bị sỏi mật, viêm túi mật, phòng ngừa tái phát sỏi.
Bình luận của bạn