- Chuyên đề:
- Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết trong thời kỳ mang thai có những triệu chứng tương tự với cảm cúm
Cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết
Chống muỗi theo 7 cách sai lầm này thì hỏi sao không bị sốt xuất huyết!
Hạ sốt khi bị sốt xuất huyết có phải đã khỏi bệnh?
Làm thế nào để ngăn chặn sốt xuất huyết lây lan?
Triệu chứng của sốt xuất huyết khi mang thai
Khi bị sốt xuất huyết, phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện các triệu chứng tương tự như cúm, vì vậy, người bệnh rất dễ nhầm tưởng mình bị cảm cúm. Nghiêm trọng hơn, đó là khi xét nghiệm máu, sốt xuất huyết khi mang thai thường khó chẩn đoán hơn người bình thường do tình trạng pha loãng máu lúc mang thai làm che lấp tình trạng cô đặc máu do bệnh. Các triệu chứng thường gặp khi bị sốt xuất huyết:
- Sốt cao
- Đau đầu và đau nhức cơ thể
Khi bị sốt xuất huyết mẹ bầu thường bị sốt cao, đau đầu
- Buồn nôn và nôn
- Số lượng tiểu cầu hạ thấp trong các trường hợp nặng
- Xuất huyết trên da.
Dễ sảy thai nếu bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết khi mang thai có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi.
- Đối với thai nhi, sốt xuất huyết có thể gây sảy thai, sinh non, làm cản trở sự phát triển của em bé khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Nếu bà bầu bị sốt xuất huyết trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai.
Mẹ bầu bị sốt xuất huyết trong 3 tháng đầu dễ bị sảy thai
- Bà bầu bị sốt xuất huyết nặng có thể bị giảm tiểu cầu, nếu bị giảm tiểu cầu nặng người mẹ có thể tử vong. Nếu mẹ bầu chuyển dạ trong khi bị bệnh sốt xuất huyết, nhất là ở ngày thứ 4 của sốt xuất huyết thì rất dễ bị băng huyết. Nặng hơn nữa là tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến nguy cơ tử vong cho bà bầu và thai.
Làm gì khi bị sốt xuất huyết khi mang thai
Việc quản lý và điều trị bệnh sốt xuất huyết trong thai kỳ cũng tương tự với các trường hợp sốt xuất huyết thông thường. Bạn sẽ được tư vấn xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có dương tính với sốt xuất huyết hay không và xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh.
- Khi bị sốt xuất huyết, để ngăn ngừa mất nước bà bầu cần uống đủ nước.
- Bạn có thể uống acetaminophen để giúp giảm đau và hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ. Tránh uống aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác như ibuprofen bởi những thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Theo dõi huyết áp và số lượng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết.
Bà bầu cần theo dõi số lượng tiểu cầu và huyết áp khi bị sốt xuất huyết
- Không tự ý truyền dịch.
- Nếu bị giảm tiểu cầu nặng do sốt xuất huyết cần phải truyền tiểu cầu.
Phụ nữ mang thai cần làm gì để giảm nguy cơ bị sốt xuất huyết?
Để phòng sốt xuất huyết khi mang thai bà bầu cần lưu ý một số điều sau:
- Nếu đang mang thai hãy tránh đi du lịch đến những khu vực có dịch sốt xuất huyết vì nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn. Nếu bạn đang đi du lịch đến những khu vực có dịch thì cần có những biện pháp phòng ngừa muỗi đốt.
Phòng tránh muỗi đốt giúp bà bầu không bị sốt xuất huyết
- Nên đóng cửa sổ lúc sáng sớm và chiều tối (vì đây là thời gian muỗi gây bệnh sốt xuất huyết hoạt động nhiều nhất) để tránh muỗi bay vào nhà.
- Mặc quần áo dài tay.
- Bôi thuốc chống muỗi chứa DEET.
- Loại bỏ nơi sinh sống của muỗi, phát quang bụi rậm, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, thoáng. Không để ao tù, nước đọng trong chum, thùng,…
Bình luận của bạn