Tăng huyết áp khi mang thai có thể gây suy tim ở người mẹ

Phụ nữ nên kiểm tra huyết áp thường xuyên sau khi sinh, qua cả giai đoạn hậu sản

Hở van tim và thiếu máu cơ tim điều trị thế nào?

Bạn có thể sống được bao lâu khi bị suy tim sung huyết?

Người trung niên hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh suy tim

Điều trị suy tim do cao huyết áp như thế nào?

Suy tim, hay bệnh cơ tim chu sản có thể xảy ra trong vòng 5 tháng sau sinh. Một số triệu chứng của căn bệnh này bao gồm: Mệt mỏi, khó thở, sưng mắt cá chân, sưng mạch máu ở cổ và khiến bạn cảm thấy tim đập nhanh, đánh trống ngực.

Theo BS. Manoj Kumar từ bệnh viện Max Balaji (Ấn Độ): “Tăng huyết áp trong khi mang thai là một nguy cơ tiềm ẩn với cả mẹ và bé. Tăng huyết áp có thể cản trở lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể, bao gồm cả máu tới nhau thai và tử cung. Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng phát triển của thai nhi, khiến nhau thai bong khỏi tử cung sớm, ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Do đó, nếu không được chẩn đoán và xử lý sớm, tăng huyết áp khi mang thai có thể gây sinh non, co giật, thậm chí đe dọa tính mạng cho cả mẹ và thai nhi”.

Tăng huyết áp trong thai kỳ làm tăng nguy cơ suy tim ở người mẹ

Không dừng lại ở đó, kể cả sau khi đã sinh con, người mẹ vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng tăng huyết áp. Nếu không theo dõi chặt chẽ, tình trạng này có thể trở thành nguyên nhân chính gây ra bệnh cơ tim chu sản, suy tim cho người mẹ.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh cơ tim chu sản có thể được thể hiện ở phân suất tống máu - chỉ số đánh giá chức năng bơm máu của tim. Dựa vào chỉ số này, bác sỹ có thể chẩn đoán bạn có bị suy tim hay mắc các bệnh tim mạch nào khác hay không. Thông thường, phân suất tống máu của một người sẽ rơi vào khoảng 60%.

“Những người phụ nữ mang thai khi còn trẻ, đặc biệt là những người bị tăng huyết áp trước đó sẽ có nguy cơ bị suy tim và tử vong cao hơn. Do đó, nếu cảm thấy mình có những triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, sưng mắt cá chân, trống ngực, hồi hộp, bạn nên đi khám ngay lập tức”, TS. K. K. Aggarwal, Chủ tịch Quỹ Chăm sóc Tim mạch (Ấn Độ) cho biết.

BS. Manoj Kumar nói thêm: “Những bà mẹ được chẩn đáon tăng huyết áp trong khi mang thai vẫn nên nằm viện một thời gian sau khi sinh. Mặc dù các tổn thương do suy tim là không thể tránh khỏi, bạn vẫn có thể tiếp nhận diều trị (dùng thuốc, phẫu thuật…) để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Để phòng ngừa bệnh suy tim, cơ tim chu sản, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên thay đổi lối sống ngay từ khi họ quyết định mình muốn có con. Một trong những mẹo kiểm soát huyết áp trước, trong và sau khi mang thai bao gồm: Giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày, tập thể dục thường xuyên hơn và bỏ hút thuốc lá, uống rượu bia. Những thay đổi này có thể giúp bạn giữ cân nặng ổn định, tránh nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ.

Vi Bùi H+ (Theo Deccanchronicle)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim. Hiệu quả và mức độ an toàn đã được chứng minh lâm sàng và được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu tại Canada năm 2014.

Hở van tim và thiếu máu cơ tim điều trị thế nào? - Ảnh 4

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch