- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Tăng huyết áp khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi
8 điều bác sỹ muốn bạn biết về tăng huyết áp
Làm sao để ngăn ngừa đột quỵ khi bị tăng huyết áp?
1 giờ ngủ trưa giúp giảm 5 điểm chỉ số huyết áp
Dùng thuốc tăng huyết áp không đỡ phải làm sao?
Tăng huyết áp thai kỳ xảy ra khi huyết áp ở phụ nữ mang thai cao hơn 140/90 mmHg. Tiến sỹ Duru Shah - Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản và phụ nữ ở Mumbai (Ấn Độ), cho biết: "Bệnh tăng huyết áp thai kỳ có khả năng phát triển thành tiền sản giật. Những cô gái trẻ tuổi lần đầu mang thai có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng sức khỏe này. Nó càng phổ biến hơn ở những phụ nữ mang song thai, phụ nữ trên 35 tuổi, phụ nữ bị tăng huyết áp mạn tính hoặc bị tăng huyết áp ở lần mang thai trước và phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường".
Triệu chứng thường gặp của tăng huyết áp thai kỳ là đau đầu dữ dội, nhịp tim nhanh, sưng bàn chân và bàn tay, chóng mặt, buồn ngủ, mờ mắt, sốt, buồn nôn quá mức, đau bụng hoặc có máu trong nước tiểu. Tăng huyết áp thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh son, sinh con nhẹ cân. Nó cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ, các vấn đề về gan, suy thận tạm thời, đau tim, co giật ở mẹ...
Tăng huyết áp thai kỳ làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim
Tăng huyết áp ở người bình thường khác gì với tăng huyết áp khi mang thai?
Tăng huyết áp khi mang thai tác động đến cơ thể người phụ nữ khác với bình thường. Tăng huyết áp khi mang thai không chỉ đe dọa đến tính mạng của người mẹ mà nó còn có thể nguy hiểm cho em bé. Tăng huyết áp ở người bình thường xảy ra khi hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức (hệ thần kinh giao cảm chịu trách nhiệm điều chỉnh áp lực động mạch).
Tuy nhiên, tăng huyết áp khi mang thai xảy ra do một cơ chế khác. Ở một số phụ nữ mang thai thai, vì một số nguyên nhân mà lưu lượng máu đến nuôi thai nhi bị gián đoạn. Lúc này, như một cơ chế bù trừ, áp lực máu trong cơ thể người mẹ sẽ gia tăng, điều này có thể gây tăng huyết áp.
Có nhiều loại rối loạn huyết áp mà phụ nữ phải đối mặt trong thai kỳ. Chúng khác nhau về tác động, cường độ và thời gian hình thành.
Tăng huyết áp trước khi mang thai: Điều này đề cập đến tăng huyết áp mạn tính. Nhưng triệu chứng của loại tăng huyết áp này không rõ ràng. Do vậy, bệnh không được chẩn đoán cho đến khi mang thai.
Nhiều phụ nữ bị tăng huyết áp trước khi mang thai mà không biết
Tăng huyết áp thai kỳ: Đây là tình trạng tăng huyết áp xuất hiện trong những tháng cuối của thai kỳ. Một số phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ có thể bị tiền sản giật - một loại rối loạn huyết áp khác xảy ra khi mang thai.
Tiền sản giật: Tiền sản giật là một biến chứng nghiêm trọng có thể gặp khi mang thai. Nó có thể gây tăng huyết áp và làm tổn thương các cơ quan khác của cơ thể như thận, não, gan. Tiền sản giật không được điều trị có thể khiến trẻ sơ sinh bị nhẹ cân, sinh non.
Sản giật: Đây là một dạng tiền sản giật nghiêm trọng đi kèm với triệu chứng co giật. Giống như tiền sản giật, sản giật cũng ảnh hưởng đến bạn trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
Bà bầu nào có nguy cơ bị tăng huyết áp?
Một phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp nếu dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi. Ngoài ra, phụ nữ có tiền sử tăng huyết áp mạn tính hoặc bị tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật trong các lần mang thai trước thì nguy cơ bị tăng huyết áp cũng tăng cao trong những lần mang thai tiếp theo. Ngoài các yếu tố trên thì béo phì, rối loạn hệ thống miễn dịch, bệnh thận, mang đa thai... cũng làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp.
Phụ nữ trên 40 tuổi mang thai có nguy cơ cao bị tăng huyết áp
Tăng huyết áp thai kỳ có thể phòng ngừa?
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách ngăn ngừa tăng huyết áp tuy nhiên bạn có thể cố gắng kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng trên. Một số thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp ngăn ngừa tăng huyết áp thai kỳ. Các bác sỹ tim mạch cũng khuyên phụ nữ mang thai nên kiểm soát lượng muối, uống nhiều nước, tăng lượng protein trong chế độ ăn uống và giảm lượng thức ăn nhanh để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Phụ nữ mang thai nên làm gì khi biết mình mắc bệnh?
Nếu bị tăng huyết áp khi mang thai, bạn nên kiểm tra huyết áp và xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ tiền sản giật. Sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ dựa trên tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe hiện tại, khả năng dung nạp thuốc và mức độ nghiêm trọng của bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bình luận của bạn