Thất bại khi làm IVF thụ tinh ống nghiệm: Nguyên nhân và giải pháp

Không phải ai thực hiện IVF cũng thành công ngay từ lần đầu tiên

IUI và IVF: Phương pháp điều trị vô sinh nào phù hợp với bạn?

Dấu hiệu sảy thai sớm sau khi thực hiện IVF và IUI

10 mẹo giúp thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm IVF

Thuốc điều trị vô sinh có thể gây mãn kinh sớm?

Nguyên nhân thất bại khi làm IVF

1. Phôi không bám vào tử cung

Đôi khi, phôi đã được thụ tinh có thể không bám vào thành tử cung để phát triển. 

2. Không có phôi thai 

Trong khi thực hiện IVF, các bác sỹ có thể không tìm thấy bất kỳ phôi nào khỏe mạnh để có thể cấy ghép. 

Sự thành công khi thực hiện IVF phụ thuộc vào nhiều yếu tố

3. Trứng hoặc tinh trùng không khỏe

Ngay cả trước khi hình thành phôi, trứng có thể không được thụ tinh do trứng hoặc tinh trùng không khỏe. 

4. Trứng kém chất lượng 

Để có phôi tốt, cần phải có trứng chất lượng cao. Nếu bác sỹ không thu được nhiều trứng tốt, cơ hội thành công khi thực hiện IVF của bạn không cao. 

5. Số lượng trứng không đủ 

Điều này có thể khiến quy trình thực hiện IVF kết thúc ngay ở giai đoạn đầu, trước cả khi lấy trứng. Nếu đã được kích trứng mà vẫn không tạo ra đủ nang trứng, sẽ không thể tiến hành IVF như bình thường.

Dấu hiệu thất bại khi thụ tinh trong ống nghiệm - IVF

Các dấu hiệu thất bại khi làm IVF khá rõ ràng do không có bất kỳ thay đổi nào xảy ra với cơ thể. Sau khi cấy phôi, thường xảy ra những thay đổi về khứu giác, vú nhạy cảm hơn, tiết dịch âm đạo và co thắt bụng nhẹ. Nếu không xuất hiện những dấu hiệu này sau vài tuần thực hiện IVF, có thể là bạn đã thất bại. 

Điều gì xảy ra khi IVF thất bại? 

Trong trường hợp thất bại khi làm IVF, bạn nên gặp bác sỹ để tìm hiểu nguyên nhân và làm thế nào để khắc phục. 

Thay đổi lối sống 

Điều chỉnh cân nặng về mức khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng nội tiết tố có lợi cho khả năng sinh sản. 

Xét nghiệm di truyền trước khi làm IVF

Bạn nên thực hiện xét nghiệm di truyền nếu nhiều phương pháp điều trị sinh sản khác không mang lại kết quả. Biện pháp này cũng giúp chẩn đoán bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra với phôi thai, hoặc lựa chọn phôi thai phù hợp. 

Đừng quá bi quan 

Thất bại khi thực hiện IVF có thể khiến bạn nản lòng. Nhưng hãy nghĩ, đây là cơ hội giúp bạn tận hưởng nốt cuộc sống tự do, hãy đi chơi cùng bạn bè, ăn ngon và vui vẻ cùng nhau. 

Thất bại khi làm IVF có thể khiến bạn bi quan, thất vọng và tự trách bản thân

Nói chuyện cùng người đã từng thất bại khi làm IVF

Không chỉ riêng bạn, cũng có khá nhiều phụ nữ thất bại khi thực hiện IVF. Nói chuyện qua mạng hoặc gặp gỡ những người này sẽ giúp bạn giải tỏa tâm trạng và sẵn sàng cho quy trình IVF sau đó. 

Lập kế hoạch

Tìm hiểu các bài viết về khả năng sinh sản trên mạng, cũng như các cuộc thảo luận trên diễn đàn... có thể cho bạn ý tưởng tốt để tăng cường khả năng sinh sản của mình và chồng. 

Tin tưởng rằng điều xảy ra tự nhiên luôn đúng 

Nếu bạn không mang thai khi thực hiện IVF, sảy thai hoặc được yêu cầu chấm dứt thai kỳ vì lý do nào đó, hãy tin rằng, điều xảy ra là điều tốt nhất cho bạn. 

Đừng tự trách bản thân 

Quy trình IVF khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn không cần phải nhận trách nhiệm khi thất bại. 

Các yếu tố tạo nên sự thành công khi thực hiện IVF 

- Khả năng của phôi về mặt nhiễm sắc thể và di truyền;
- Chất lượng của phôi;
- Tử cung có bình thường hay không;
- Chuyên môn, nghiệp vụ của bác sỹ, kỹ thuật viên làm IVF trong việc chuyển phôi cũng như lấy trứng; 
- Chất lượng của phòng thí nghiệm khi tiến hành thủ tục IVF; 
- Kết quả của việc kích thích buồng trứng khi thực hiện IVF;
- Số lượng và chất lượng tinh trùng thu được; 
- Số lượng và chất lượng trứng thu được; 
- Độ tuổi của người phụ nữ. 

Vân Anh H+ (Theo parenting.firstcry)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa