Triệu chứng chính của bệnh chàm là các mụn nước chi chít tập trung trên nền da gây đỏ và ngứa
Mắc bệnh tim mạch nếu chữa bệnh da liễu không triệt để
Xử lý vụ trung tâm Da liễu Hà Đông "ăn chặn thuốc"
Gần 1000 đại biểu dự Hội nghị da liễu khu vực châu Á - lần thứ 21
Từ bệnh da lan ra bệnh tim, đột quỵ
Bình Phước: Gia tăng bệnh chân tay miệng
Bệnh chàm có tính di truyền
Cháu Nguyễn Ánh Ngọc (3 tuổi, Q. Phú Nhuận) được mẹ đưa đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Mẹ cháu kể, trước đó mấy hôm, trên mặt và cổ cháu xuất hiện rất nhiều mụn nước, đỏ. Cháu kêu ngứa và thường xuyên gãi nên vùng da này còn đỏ hơn, sờ vào có cảm giác dày cộm, rất khó chịu. Qua thăm khám, bác sỹ cho biết, cháu đang bị chàm sữa, cần được điều trị sớm nếu không sẽ để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này của cháu.
Theo BS. Huỳnh Huy Hoàng - Khoa Da liễu, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, chàm là một bệnh da dị ứng xuất hiện do phản ứng viêm của biểu bì ở những người có cơ địa dễ nhạy cảm với dị nguyên bên ngoài hoặc bên trong cơ thể tạo nên. Bệnh chàm thường xảy ra ở trẻ nhỏ, các yếu tố như cơ địa, thời tiết (chẳng hạn như lạnh kéo dài), thức ăn, môi trường sống... đều có khả năng làm bộc phát ở trẻ. Đặc biệt, bệnh chàm có tính di truyền. Nếu cha mẹ hay anh chị em ruột từng có các bệnh như suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm... thì trẻ cũng dễ mắc căn bệnh khó chịu này.
Chàm thường diễn biến qua ba giai đoạn, đầu tiên là giai đoạn cấp tính: Triệu chứng chính là các mụn nước chi chít tập trung trên một nền da đỏ hỏn, phù nề do bị viêm, ngứa. Sau đó các mụn nước này vỡ ra rất nhanh và chảy nhiều nước màu vàng. Tiếp theo là giai đoạn bán cấp, ở giai đoạn này hiện tượng chảy nước vàng giảm dần, da bắt đầu hết phù, bớt đỏ.
Các giai đoạn cấp và bán cấp kéo dài khoảng vài tháng, nếu không được điều trị đúng thuốc, bệnh không khỏi sẽ trở thành mạn tính. Triệu chứng ngứa tăng lên, vì vậy bệnh nhân sẽ gãi nhiều làm cho da bị viêm, dày cộm, nếp da sâu xuống gọi là "giếng chàm". Các giếng chàm gây ngứa rát, nhất là ở trẻ em làm cho các cháu quấy khóc nhiều về đêm. Nhiều bệnh nhân gãi đến mức gây chảy máu.
Bệnh chàm khiến trẻ khó chịu, thường xuyên quấy khóc
Không nên nhập viện
Theo BS. Huy Hoàng, mục đích điều trị chàm là nhằm bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát, chứ không phải điều trị khỏi hẳn. Vì vậy, trẻ đang ở giai đoạn bị chàm sữa (nhất là giai đoạn cấp) không nên nhập viện vì môi trường bệnh viện có thể làm cho bé bị nhiễm trùng thêm. “Phần lớn những trẻ mắc bệnh này bác sỹ không cho nhập viện, trừ những trường hợp quá nặng vì những mảng đỏ chảy nước rất dễ bị nhiễm trùng nặng khi ở môi trường bệnh viện”, BS. Huy Hoàng nói.
Khi đưa trẻ đến viện, các bác sỹ sẽ tư vấn cách sử dụng thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho trẻ. Phụ huynh cần tránh tự ý mua thuốc bôi, nhất là corticosteroid vì bôi loại thuốc này lâu ngày sẽ gây ra những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Đặc biệt corticosteroid còn có thể khiến chàm lan rộng, nhiễm trùng... Ngoài ra, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì có thể làm tình trạng chàm càng thêm năng.
Gia đình cần chăm sóc trẻ cẩn thận, cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng, cà chua, đồ biển... Không để trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa - gãi - ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da.
Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da. Giữ môi trường xung quanh trẻ luôn mát mẻ, không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh. Trong thời gian này, không nên chủng ngừa cho trẻ hoặc để trẻ tiếp xúc với những người mới vừa được chủng ngừa.
Bình luận của bạn