Trị cảm cúm không dùng kháng sinh!

Cảm cúm là một trong những bệnh lý dễ mắc trong những ngày mưa nồm

Ra quá nhiều mồ hôi vào ngày mưa, nồm ẩm phải làm sao?

Mùa nồm ẩm: Đề phòng nổi mề đay, phát ban

Nguyên nhân và cách phòng tránh rôm sảy cho trẻ trong mùa nóng

Chân tay mùa hè cũng lạnh ngắt cảnh báo bệnh gì?

Cảm cúm biểu hiện bởi các triệu chứng như đau nhức ở các khớp, cơ và vùng quanh mắt, mệt mỏi toàn thân, da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt, đau đầu, ho khan, đau họng và sổ mũi.

Ông bà ta có câu: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Nhiều người thường có thói quen uống thuốc ngay khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Song, việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị cảm cúm thường không mang lại kết quả, nhiều khi còn để lại hậu quả nhờn kháng sinh trong điều trị bệnh về sau này.

Mặc dù kháng sinh có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn hoặc diệt khuẩn mạnh, nhưng chỉ có tác dụng đối với nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn. Bên cạnh đó, kháng sinh cũng tiêu diệt luôn hệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể, đặc biệt là hệ đường ruột nên chúng cũng làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi, giảm sức đề kháng…

Do đó, nên hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị Cảm cúm. Thay vì vậy, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để giảm những triệu chứng cảm cúm:

Chế độ dinh dưỡng: Tăng cường các loại rau, củ, quả, các loại thực phẩm có chứa khoáng chất như selen, vitamin C… Đồng thời, nên uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, cháo, súp...), đặc biệt là nước ấm. Có thể bổ sung vitamin C qua các loại thực phẩm chức năng

Ăn tỏi: Tỏi không chỉ là một loại gia vị hấp dẫn mà còn là thực phẩm trị cảm cúm rất hiệu quả. Bạn có thể cho thêm tỏi vào các món ăn hoặc ăn sống. Một số loại rau như tía tô, kinh giới, hành ta... cũng có nhiều công dụng trong việc đánh bại cảm cúm. 

Tỏi có công dụng tuyệt vời trong điều trị cảm cúm

Rửa tay thường xuyên: Bạn cần rửa tay thật sạch trước và sau khi cầm nắm thức ăn, kể cả lúc không bị bệnh vì khi bị cảm cúm, hệ miễn dịch bị suy yếu. Rửa tay thường xuyên giúp ngăn ngừa các virus mới xâm nhập vào cơ thể.

Dùng nước muối: Súc miệng bằng nước muối vài lần trong ngày có thể giúp điều trị viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Sử dụng nước ấm, có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để chống viêm. Ngoài ra, có thể nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorid 0,9% hàng ngày.

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp