- Chuyên đề:
- Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới
Bệnh đục thủy tinh thể có di truyền không?
Bệnh đục thủy tinh thể có di truyền không?
Chiếu tia laser khi bị tái đục thủy tinh thể sau phẫu thuật có được không?
Vừa bị cận thị nặng, vừa bị đục thủy tinh thể chữa thế nào?
Yếu tố làm gia tăng đục thủy tinh thể
Thủy tinh thể giúp nhìn mọi vật được rõ ràng hơn. Nhưng theo thời gian, các protein trong thủy tinh thể bắt đầu tập trung thành từng đám, gây cản trở đường truyền của tia sáng làm thủy tinh thể bắt đầu bị mờ đục. Nhưng ngoài tuổi tác, bệnh sẽ gia tăng ở các đối tượng sau:
- Mắc bệnh đái tháo đường
- Gia đình có người thân bị đục thủy tinh thể
- Thường xuyên ở bên ngoài trời, tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời
Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể
- Hút thuốc lá
- Béo phì
- Người bệnh tăng huyết áp
- Từng bị chấn thương hoặc viêm nội nhãn
- Từng phẫu thuật mắt
- Dùng thuốc có thành phần kháng viêm steroid kéo dài (đặc biệt là khi cùng kết hợp cả đường uống và đường hít).
7 triệu chứng thường gặp khi bị đục thủy tinh thể
1. Hình ảnh mờ đi: Người bệnh thường ví von rằng trong quãng thời gian đầu bị đục thủy tinh thể, tầm nhìn của họ sẽ bị mờ giống như nhìn lên bầu trời vào một ngày đầy mây... Khi bị đục thủy tinh thể người bệnh sẽ bị suy giảm thị lực. Thị lực giảm tỷ lệ thuận với mức độ nặng đục thuỷ tinh thể tăng dần.
2. Mắt nhìn gần tốt hơn so với trước đó: Mắt bị đục thuỷ tinh thể ban đầu có xu hướng cận thị hoá, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên.
3. Khó nhìn vào ban đêm hoặc nơi không đủ ánh sáng: Khi bệnh đục thủy tinh thể phát triển, người bệnh thường không thể nhìn xa, khó khăn khi nhìn vào ban đêm. Điều này gây khó khăn cho các hoạt động như lái xe, làm việc vào ban đêm.
4. Nhạy cảm với ánh sáng và bị lóa mắt: Nhạy cảm với ánh sáng là triệu chứng phổ biến khi bị đục thủy tinh thể. Nhiều người bệnh có thể bị đau vì tình trạng này, đặc biệt là đục thủy tinh thể dưới bao sau.
5. Nhìn thấy quầng sáng quang đèn: Đục thủy tinh thể có thể làm ánh sáng bị nhiễu xạ khi đi vào mắt, làm người bệnh thấy xuất hiện quầng sáng xung quanh nguồn ánh sáng đèn điện. Đây cũng là lý do vì sao người bị đục thủy tinh gặp nguy hiểm khi lái xa vào ban đêm, bởi ánh sáng của đèn đường và đen pha làm người bệnh đục thủy tinh thể bị lóa mắt. Một nghiên cứu của Đại học Curtin (Australia): “Phát hiện và điều trị sớm đục thủy tinh thể sẽ làm giảm 13% nguy cơ tai nạn xe hơi”.
6. Liên tục phải tăng độ kính: Nếu bạn thường xuyên phải tăng độ kính để nhìn cho rõ, có thể bạn đã bị đục thủy tinh thể.
7. Thấy màu sắc nhạt đi hoặc hơi ngả sang màu vàng: Khi đục thủy tinh phát triển, nhân thủy tinh thể bị đục nhiều hơn, ố thành màu vàng, sau đó chuyển sang nâu. Lúc này bệnh nhân khó phân biệt màu sắc khi thiếu ánh sáng.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, muốn cho cửa sổ tâm hồn này luôn khỏe mạnh, bắt đầu từ độ tuổi sau 40, nên có các biện pháp dự phòng tích cực hơn bằng cách thường xuyên đến gặp bác sỹ nhãn khoa định kỳ. Trong chế độ ăn hàng ngày, nên lựa chọn những thực phẩm giúp bổ sung những vi chất quan trọng dành cho mắt kết hợp những hoạt chất sinh học tự nhiên như Alpha lipoic acid, Hoàng đằng,... có trong các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt. Nhờ đó, cơ thể sẽ có một hàng rào chống oxy hóa bảo vệ mắt, ngăn ngừa nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và các bệnh về mắt.
Thùy Trang H+ (Theo healthline.com)
Bình luận của bạn