Giấm táo dùng không đúng cách sẽ gây họa thế này

Uống giấm táo có hại không? Cách sử dụng giấm táo?

Một số thuốc khắc tinh với dấm táo

Những tác dụng phụ khi dùng dấm táo

Giấm táo có giúp giảm đục thủy tinh thể?

Lợi ích sức khỏe thực sự của giấm táo

Tổn thương mô

Đối với cả dạng viên và dạng lỏng, khi tiêu thụ quá nhiều giấm táo (Apple Cider Vinegar), nó vẫn có thể gây thiệt hại hoặc ăn mòn thực quản, men răng và niêm mạc dạ dày do mức độ cao acid citric. Khi tiếp xúc trực tiếp với da, giấm táo có thể gây kích ứng, mẩn ngứa và nóng rát.

Giải pháp: Để ngăn chặn các tác dụng phụ của giấm táo trên da, hãy trộn nó với nước, mật ong, nước trái cây hoặc một nhúm baking soda trước khi sử dụng.

Giấm táo có dạng lỏng và dạng viên uống bổ sung

Mức kali thấp

Lạm dụng thực phẩm bổ sung giấm táo dạng viên có thể gây nên tình trạng hạ kali máu với nhiều triệu chứng như: Buồn nôn, đau bụng, đi tiểu thường xuyên, hạ huyết áp, gây biến chứng nhịp chậm, giảm sức bóp cơ tim dẫn đến suy hô hấp, thậm chí liệt tứ chi nếu không được xử trí kịp thời.

Giải pháp: Tham khảo ý kiến ​​bác sỹ của bạn trước khi bạn bắt đầu sử dụng các viên bổ sung chứa giấm táo.

Phản ứng thuốc

Vì có acid tự nhiên, giấm táo có thể dễ dàng phản ứng với một số loại thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, insulin và thuốc hạ huyết áp.

Giải pháp: Nếu bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sỹ trước khi dùng giấm táo.

Vấn đề tiêu hóa

Tính acid trong giấm táo cũng có thể gây ra: Tiêu chảy nghiêm trọng, khó tiêu và ợ nóng, đặc biệt khi bạn dùng giấm táo với mục đích cai nghiện.

Giải pháp: Nên tiêu thụ giấm táo nguyên chất, chưa tinh chế với độ pH từ 5 - 7 ngăn ngừa các tác dụng phụ. Nếu các tác dụng phụ không giảm đi theo thời gian, thì hãy ngưng hoặc giảm liều lượng sử dụng giấm táo.

Hại men răng

Nên pha loãng giấm táo trước khi uống

Uống giấm táo đậm đặc, chưa được pha loãng có thể phá hủy men răng, khiến răng ố vàng và trở nên nhạy cảm, dễ đau buốt.

Giải pháp: Để răng tránh tiếp xúc trực tiếp với giấm táo, nên sử dụng ống hút khi uống giấm táo. Nên pha loãng giấm táo trước khi uống và súc miệng hoặc đánh răng sau khi uống.

Giảm mật độ xương

Việc tiêu thụ quá nhiều giấm táo cũng làm giảm mật độ khoáng của xương, làm cho xương yếu và dễ gãy.

Giải pháp: Người có nguy cơ loãng xương cao nên tránh tiêu thụ giấm táo.

Đau họng

Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng việc lạm dụng uống giấm táo có thể dẫn đến sưng rát cổ họng do tác động của acid acetic trong giấm táo.

Giải pháp: Pha loãng giấm táo với nước trước khi uống.

Hạ đường huyết

Tuy có lợi cho người đái tháo đường type 2, nhưng lạm dụng giấm táo có thể gây hạ đường huyết đái tháo đường, cắt đứt nguồn cung cấp glucose cho não khiến người dùng bất tỉnh và thậm chí hôn mê.

Giải pháp: Tham vấn bác sỹ kỹ lưỡng trước khi sử dụng giấm táo cho mục đích chữa bệnh.

Ngứa da và mụn

Giấm táo có thể giúp cơ thể thải độc. Tuy nhiên, uống quá nhiều giấm táo cũng có thể khiến làn da mọc mụn vì các độc tố thải ra khỏi cơ thể có khả năng làm bít tắc lỗ chân lông.

Giải pháp: Pha loãng giấm táo với nước trước khi uống.

Nhức đầu và buồn nôn

Uống quá nhiều giấm táo cũng có thể dẫn đến đau đầu đau kèm theo cảm giác buồn nôn. Điều này xảy ra do giấm táo giúp cơ thể thải độc, đồng thời cũng giúp bộ não giải phóng các chất độc - nếu giải phóng ồ ạt sẽ gây đau đầu.

Giải pháp: Tránh uống giấm táo nhiều vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy như cơ thể của chúng ta chỉ là ra khỏi một giấc ngủ sâu. Pha giấm táo với nước càng loãng càng tốt trước khi uống.

Giảm hàm lượng khoáng chất

Giấm táo có thể thải độc tố khỏi cơ thể và nó cũng có thể đào thải luôn những chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe nếu bạn uống quá nhiều.

Giải pháp: Hãy bổ sung thêm vitamin tổng hợp và các chất khác nếu bạn uống giấm táo mỗi ngày. Ăn chuối mỗi ngày cũng có thể giúp đỡ bổ trợ những hao hụt chất do giấm táo mang lại.

Biết Tuốt H+ (Theo Style Caze)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt