Vậy đâu là chìa khóa để người bệnh ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm này? Việc kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn liệu đã đủ?
Vai trò của việc kiểm soát đường huyết
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới biến chứng tiểu đường, trong đó nguyên nhân cơ bản là do lượng đường trong máu tăng cao và kéo dài làm tổn thương hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh dẫn truyền khắp cơ thể. Do đó, yếu tố đầu tiên người bệnh cần thực hiện là kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn, đường huyết càng gần mức bình thường thì nguy cơ biến chứng càng giảm. Nên kiểm soát chỉ số đường huyết lúc đói (8-10 giờ sau khi ăn) dưới 7 mmol/lít và đường huyết sau khi ăn hai giờ dưới 10 mmol/lít.
Tầm quan trọng của chỉ số HbA1c
Việc kiểm soát đường huyết là cần thiết nhưng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu điều trị. Đó chính là lý do mà rất nhiều người bệnh có lượng đường máu ở “vùng an toàn” nhưng biến chứng vẫn xuất hiện. Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết: Biến chứng là kết quả của cả một quá trình diễn biến kéo dài, còn đường huyết cho biết lượng đường trong máu ngay tại thời điểm đo mà thôi. Vì vậy để kiểm soát biến chứng cần phải thực hiện các xét nghiệm phản ánh lượng đường trong máu trong suốt một thời gian dài (ba tháng) như xét nghiệm Glycated Hemoglobin Testing, viết tắt là HbA1c.
Theo hai nghiên cứu quy mô lớn - UKPDS (the UK Prospective Diabetes Study) và DCCT (the Diabetes Control and Complications Trial) - cho thấy nếu giảm HbA1c < 7,2% thì giảm mù tới 72%, suy thận giai đoạn cuối giảm 87%, cắt cụt chi dưới giảm 67%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cứ giảm HbA1c được 1% thì giảm nguy cơ biến chứng vi mạch tới 20%-30% (bao gồm biến chứng ở võng mạc, thần kinh và tổn thương ở cầu thận), 43% nguy cơ cắt cụt hoặc tử vong do bệnh mạch máu ngoại biên và 16% nguy cơ suy tim.
GS-TS Trần Đức Thọ - nguyên Chủ tịch Hội Đái tháo đường Việt Nam cho biết hiện chỉ có khoảng 18% người bệnh kiểm soát tốt chỉ số HbA1c. Xét nghiệm này nên được thực hiện ba tháng/lần, duy trì dưới 6,5% và không cần thực hiện lúc đói.
Thảo dược ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Vai trò của các thảo dược trong điều trị tiểu đường đã được rất nhiều nghiên cứu ghi nhận. Các chuyên gia khuyến cáo để ngăn ngừa biến chứng người bệnh nên lựa chọn các thảo dược giúp giảm HbA1c hiệu quả. Nổi bật là các thảo dược khổ qua, tảo Spirulina. Nghiên cứu tại BV ĐH Y Dược TP.HCM cho thấy sau 12 tuần điều trị khổ qua làm giảm 1% chỉ số HbA1c (từ 8,5% xuống 7,5%), qua đó giảm đáng kể nguy cơ biến chứng mắt, thận, thần kinh.
Khổ qua chúng ta ăn hằng ngày hiện nay là loại đã lai tạo giống để giảm vị đắng, hàm lượng hoạt chất rất nhỏ nên tác dụng trị bệnh giảm đi nhiều lần. Loại khổ qua thực sự tốt cho người bệnh tiểu đường là khổ qua rừng (Momordica Charantia) có vị rất đắng và hàm lượng hoạt chất cao. Trái khổ qua rừng được các chuyên gia thực vật học lựa chọn loài, trồng thành vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất dược phẩm.
Bình luận của bạn