Xuất hiện vết bầm tím trên da có nguy hiểm không?

Vết bầm tím trên da do những nguyên nhân nào?

Làm thế nào để xử lý vết bầm tím trên da?

9 biện pháp tự nhiên giúp loại bỏ các vết bầm tím xấu xí

Làm thế nào để giảm vết thâm tím trên tay?

Bị bầm tím: Khi nào gây nguy hiểm?

Vết bầm tím là gì?

Vết bầm tím là một chấn thương da phổ biến hoặc là kết quả của các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và cơ quan của cơ thể bị vỡ. Mạch máu bị vỡ do tổn thương hay suy yếu hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch, từ đó gây nên mảng bầm tím trên da.

Vết bầm cơ thể - Khi nào cần lo lắng?

Nguyên nhân gây bầm tím thường gặp như tập thể dục quá mức, va đập… Thông thường những vết thương này thời gian xuất hiện ngắn, không gây nhiễm trùng sẽ biến mất hoàn toàn trong vài tuần và không gây trở ngại gì đáng kể.

Tuy nhiên, một số vết bầm tím bất thường khi tự nhiên xuất hiện mà bạn không va đập trước đó, có thể lan ra khắp người kèm theo các biểu hiện hoa mắt, đau đầu, mắt mờ, ù tai… Hoặc vết bầm 3 - 4 tuần vẫn không tan biến. Chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh như:

Đái tháo đường (tiểu đường)

Trên cơ thể thường xuyên xuất hiện vết bầm tím mà không phải do va đập, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường. Những vết bầm này xuất hiện do xuất huyết mao mạch bên trong vì mạch máu, da và thần kinh bị suy yếu bởi đường huyết tăng cao.

Rối loạn máu

Khi bạn bị mắc bệnh máu khó đông, chảy máu kéo dài, chỉ cần một va chạm nhỏ cũng có thể gây vết bầm tím lớn trên da. Đây có thể là dấu hiệu ung thư máu hoặc các rối loạn đông máu nguy hiểm khác. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này bạn nên đến gặp bác sỹ để phát hiện bệnh kịp thời.

Nhiễm trùng huyết

Những người bị nhiễm trùng huyết có xu hướng phát triển đốm máu nhỏ giống như vết chích trên da. Nếu không được khắc phục và ngăn ngừa kịp thời, những vết đó sẽ trở nên to hơn và giống như những vết bầm mới.

Bệnh gan

Khi gan gặp vấn đề, khả năng giải phóng các protein cần thiết cho quá trình đông máu sẽ sụt giảm. Người bệnh gan da thường chuyển sang màu vàng, ngứa, nước tiểu có màu sẫm và chân có thể bị sưng. Bên cạnh đó, những vết bầm tím dễ xuất hiện hơn.

Thiếu vitamin C

Vitamin C đóng vai trò quan trọng để chữa lành các vết thương và hình thành collagen. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ, kết quả gây bầm tím.

Cách làm tan vết bầm tím trên da vô cùng hiệu quả

Thông thường, vết bầm tím sẽ khỏi trong vòng vài tuần. Nhưng nếu bạn muốn loại bỏ nhanh chóng vết thương đó để không gây mất thẩm mỹ, hãy áp dụng cách xử lý đơn giản sau đây:

Dùng đá lạnh chườm lên vùng da bị tổn thương khoảng 20 - 30 phút để giúp phục hồi và giảm sưng nhanh hơn. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày nhưng cách nhau khoảng 1 giờ, không nên chườm đá trực tiếp lên da hãy quấn đá trong một chiếc khăn.

Đối với trường hợp, các vết bầm tím xuất hiện bất thường và không rõ nguyên nhân, bạn hãy đến gặp bác sỹ để kịp thời có phương pháp xử lý phù hợp.

Lê Tuyết H+ ( Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp