Làm thế nào để giảm vết thâm tím trên tay?

Người già thường dễ bị bầm tím hơn so với người trẻ

Bị bầm tím: Khi nào gây nguy hiểm?

7 nguyên nhân khiến bạn dễ bị bầm tím

Bé hay bị bầm tím có phải do thiếu vitamin?

8 cách tự nhiên giúp chữa lành vết bầm tím trên cơ thể

Robert-Ashley - Giáo sư y khoa của Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:

Chào bạn!

Khi bạn bị va đập vào một vật cứng nào đó, các mạch máu dưới da có thể bị vỡ, gây rỉ máu và khiến da bị bầm tím. Bầm tím do va chạm là hiện tượng bình thường, bạn không nên lo lắng. Vết bầm tím thường xuất hiện ở người cao tuổi nhiều hơn so với các đối tượng khác.

Nguyên nhân khiến người già dễ bị bầm tím là do sự phân bố chất béo của cơ thể bị thay đổi. Khi già đi, chất béo sẽ được lưu trữ nhiều hơn ở bụng thay vì ở dưới da như thời trẻ. Bạn có thể nhận thấy tình trạng này ở mặt, cánh tay và mu bàn tay.

Chất béo dưới da là một lớp phòng vệ của da khi bị chấn thương, nếu không có lớp phòng vệ này, các máu mạch máu nằm dưới da sẽ dễ bị chấn thương hơn. Theo các nhà khoa học, làn da của những người có số lượng mô mỡ nhiều hơn sẽ ít bị bầm tím hơn.

Ngoài ra, khi già đi, nồng độ collagen trên da sẽ giảm đi nhanh chóng. Sau 20 tuổi, lượng collagen sẽ giảm khoảng 1,5% mỗi năm. Vì vậy, ở độ tuổi 75, da sẽ mất đi một lượng collagen đáng kể. Điều này làm cho các vết bầm tím dễ xuất hiện và sẽ phải mất lâu hơn để lành so với khi còn trẻ. 

Tuổi già và tác hại của ánh nắng mặt trời cũng làm yếu đi những mạch máu nhỏ dưới da khiến da bị tổn thương. Khi da mất đi độ đàn hồi sẽ dễ bị bầm tím hơn dù chỉ va chạm với lực rất nhỏ. 

Hiện nay, bạn không dùng bất kỳ thuốc làm loãng máu nào, nhưng bạn đang sử dụng thuốc Aleve (naproxen), đây là thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS). Giống như tất cả các loại NSAIDs khác, Aleve cũng làm loãng máu bằng cách giảm khả năng gắn kết của tiểu cầu. Do đó, đây là lý do vì sao các triệu chứng bầm tím của bạn nặng lên khi sử dụng thuốc Aleve. Ngoài Aleve, các sản phẩm bổ sung chứa vitamin E dạng uống hoặc dầu cá cũng có thể làm loãng máu, khiến bạn dễ bị bầm tím hơn. 

Trong trường hợp của bạn, tôi khuyên bạn nên cân nhắc dừng thuốc Aleve và chuyển sang Tylenol để giảm đau, loại thuốc này không có tác dụng làm loãng máu. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số cách sau để giảm bầm tím trên da: 

- Sử dụng kem chống nắng khi phải đi ra ngoài để bảo tồn collagen và elastin trong da (tình trạng giảm collagen trên da sẽ tồi tệ hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài). 

- Bổ sung thêm vitamin A, C và B3 cũng giúp ngăn ngừa tổn thương da do ánh nắng mặt trời, từ đó cải thiện độ đàn hồi của da.

- Không hút thuốc lá vì thuốc lá làm giảm collagen và elastin trong da. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Thanh Tú H+ (Theo UCLA Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị