Bị bầm tím: Khi nào gây nguy hiểm?

Bị bầm tím có cần đi khám không?

Da dễ bị bầm tím là bị bệnh gì?

7 nguyên nhân khiến bạn dễ bị bầm tím

Bé hay bị bầm tím có phải do thiếu vitamin?

Vết bầm tím trên da mãi không khỏi là bị làm sao?

Sau khi bị chấn thương hay va đập ngoài da khiến các mạch máu nhỏ bị tổn thương, các vết bầm tím sẽ xuất hiện. Bạn không cần quá lo lắng về nó. Thông thường, các vết bầm này sẽ tự khỏi sau khoảng 2 tuần mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các vết bầm tím có thể nghiêm trọng hơn bạn nghĩ

Một vấn đề phổ biến là khối máu tụ (hematoma). Đây là một tập hợp máu tụ dưới da do cơ thể bị chấn thương, va đập khiến các mạch máu bị vỡ và rỉ máu. Khối máu tụ lớn có thể nguy hiểm do áp lực của khối máu ép lên các mạch máu và cản trở máu lưu thông. Kết quả là, khối máu tụ vẫn giữ nguyên màu sắc, độ cứng và gây ra cùng một mức độ đau ngay cả sau vài ngày kể từ khi bị chấn thương. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị hợp lý.

Bạn cũng nên đi khám ngay nếu các vết bầm tím xuất hiện cùng các triệu chứng như:

- Tê liệt một cánh tay hoặc chân

- Mất chức năng của khớp, cơ hoặc các chi

- Vết bầm tím tiếp tục tăng kích thước

- Vết bầm tím tái diễn ở cùng một vị trí hoặc kéo dài hơn 2 tuần

- Vết bầm tím xuất hiện bên cạnh vị trí xương bị gãy

- Vết bầm tím xuất hiện trên đầu hoặc cổ

- Suy giảm thị lực

Đặc biệt, đối với những người dùng thuốc chống đông máu, chẳng hạn như Warfarin (Coumadin), nên đi khám ngay nếu bạn bị bầm tím, ngã hoặc bất cứ chấn thương đáng kể nào.

Trong một số ít trường hợp, vết bầm tím có thể là một triệu chứng của các tình trạng nghiêm trọng hơn, bao gồm: Rối loạn chảy máu, xương bị gãy, một số bệnh ung thư, vấn đề về gan…

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp