Ăn nhiều chất béo dễ gây mù lòa?

Vi khuẩn đường ruột có ảnh hưởng xấu tới thoái hóa điểm vàng ướt và gây mù lòa

Bị thoái hóa điểm vàng vì nguyên nhân không ngờ này

TPCN nào giúp khắc phục thoái hóa điểm vàng?

12 bước ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở tuổi già

Theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí EMBO Molecular Medicine, các nhà khoa học nghiên cứu trên chuột thấy rằng, một chế độ ăn nhiều chất béo có thể gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột (microbiome) làm ruột thẩm thấu hơn, ở mức độ viêm cấp thấp mạn tính và làm tăng các mạch máu mới dưới võng mạc - liên quan tới thoái hóa điểm vàng ướt.

Nhóm nghiên cứu do GS. Przemyslaw (Mike) Sapieha tới từ Đại học Montreal ở Canada hy vọng từ nghiên cứu này có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn thoái hóa điểm vàng ướt bằng cách thay đổi sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột thông qua chế độ ăn hoặc các phương tiện khác.

Thoái hóa điểm vàng (AMD) là sự thoái hóa của tế bào điểm vàng khiến cho mắt mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác dẫn đến giảm thị lực trung tâm làm cho hình ảnh được nhìn thấy bị mờ, phần chính giữa hình ảnh bị méo mó, biến dạng. Một dấu hiệu sớm của nguy cơ thoái hóa điểm vàng chính là sự hình thành của drusen tại võng mạc. Drusen có thể quan sát được ở phần sau của mắt thông qua bài kiểm tra giãn nở mắt. Drusen là những protein béo nhỏ màu trắng hoặc vàng, lắng cặn ở màng trong của võng mạc. Một số loại drusen sẽ nhỏ, cứng và cách xa nhau. Loại drusen này thường không cho thấy bạn bị thoái hóa điểm vàng. Nếu drusen mềm, nằm gần nhau và có kích thước lớn, thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa điểm vàng và suy giảm thị lực nghiêm trọng.

Thoái hóa điểm vàng có hai dạng: Khô (chiếm 90%) và ướt (chiếm 10%). Thoái hóa điểm vàng ướt phát triển khi các mạch máu mới bất thường phát triển từ màng mạch dưới võng mạc. Thoái hóa điểm vàng ướt tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại là nguyên nhân gây nên 90% tình trạng mất thị lực nặng.

Nếu để lâu, việc điều trị thoái hóa điểm vàng ướt sẽ trở nên khó khăn. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm ra phương pháp mới giúp ngăn chặn tình trạng suy giảm thị lực.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện mắt quốc gia Mỹ (NEI), việc kết hợp chất chống oxy hóa (điển hình như Lutein, Zeaxanthine) và kẽm có thể giúp làm giảm 25% nguy cơ tiến triển thoái hóa điểm vàng và giảm 19% nguy cơ mất thị lực ở người bệnh. Tuy nhiên, mỗi một chất chống oxy hóa chỉ có thể hoạt động được ở một môi trường, trong khi đó mắt là một mô giác quan có cấu tạo khá phức tạp, bao gồm cả mô nước, mô mỡ và mô thần kinh. Do đó, một chất chống oxy hóa được xem là hiệu quả thì cần phải “làm việc” được trong cả 3 môi trường này, và Alpha lipoic acid (ALA) đang được xem là chất chống oxy hóa duy nhất mang lại hiệu quả trên.

Nhờ khả năng có thể đi qua mọi môi trường, kể cả dầu và nước, thấm tốt vào mô thần kinh, đồng thời ALA còn giúp tái sinh các chất chống oxy hóa đã mất tác dụng như Coenzym Q10, Vitamin E, Vitamin C, Glutathion nên tạo thành mạng lưới chống oxy hóa nội sinh mạnh mẽ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp giữa ALA và Hoàng đằng - kháng sinh thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ mắt toàn diện khỏi nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng, cũng như làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, ngăn ngừa mất thị lực.

Biết Tuốt H+

Gợi ý sản phẩm: Minh nhãn Khang - Thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt