Parkinson là một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ
Châm cứu giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Parkinson
FDA phê duyệt thuốc điều trị bổ sung cho người bệnh Parkinson
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Parkinson
Người bệnh Parkinson cần các dưỡng chất nào để quản lý bệnh?
Ước tính trên thế giới có khoảng 500 triệu người đang bị viêm gan mạn tính B và C. Virus viêm gan siêu vi B (Hepatitis B virus, viết tắt HBV) lây lan qua tiếp tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh như quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm, xăm hình hoặc xỏ khuyên bằng các dụng cụ không được khử trùng hoặc dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng… với người bị bệnh. Virus viêm gan siêu vi (HCV) lây lan qua tiếp xúc máu như dùng chung kim tiêm, dao cạo, bàn chải đánh răng và từ mẹ nhiễm bệnh truyền sang con vào lúc sinh.
Tác giả Julia Pakpoor tới từ Đại học Oxford (Vương quốc Anh) cho hay: “Sự phát triển của bệnh Parkinson rất phức tạp, với cả yếu tố di truyền và môi trường. Bản thân virus viêm gan hoặc việc điều trị nhiễm trùng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kích hoạt bệnh Parkinson, hoặc có thể những người dễ mắc bệnh viêm gan siêu vi cũng rất dễ bị bệnh Parkinson hơn. Chúng tôi hy vọng rằng việc xác định mối quan hệ này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà bệnh Parkinson phát triển”.
Để tìm hiểu điều này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hồ sơ bệnh án từ một cơ sở dữ liệu lớn của Vương quốc Anh, trong đó tập trung vào hồ sơ của những người mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C, viêm gan tự miễn, viêm gan mạn tính và HIV từ năm 1999 đến năm 2011. Sau đó những người này được so sánh với hồ sơ án của những người có tình trạng sức khỏe không quá nghiêm trọng như phẫu thuật đục thủy tinh thể, phẫu thuật điều trị Bunions và phẫu thuật thay khớp gối. Đối với tất cả những người tham gia, các nhà nghiên cứu đã xem xét hồ sơ để xem ai liệu rằng có ai sau đó đã phát triển bệnh Parkinson hay không.
Kết quả: Có gần 22.000 người mắc bệnh viêm gan B, 48.000 người mắc bệnh viêm gan C, 6.000 người mắc bệnh viêm gan tự miễn, 4.000 người bị viêm gan mạn tính và gần 20.000 người nhiễm HIV. Số bệnh nhân này sau đó được so sánh với hơn 6 triệu người bị những tình trạng sức khỏe không quá nghiêm trọng.
Nghiên cứu cho thấy: Những người mắc bệnh viêm gan B có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn 76% so với nhóm đối chứng; Những người bị viêm gan C có khả năng mắc bệnh Parkinson cao hơn 51%; Những người mắc bệnh viêm gan tự miễn, viêm gan mạn tính và HIV không có sự tăng tỷ lệ bệnh Parkinson.
Một nghiên cứu trước đây từ Đài Loan cho thấy mối quan hệ giữa viêm gan C và bệnh Parkinson, nhưng nó đã không cho thấy bất kỳ mối quan hệ nào đối với viêm gan B.
Tác giả Julia Pakpoor nhận định, hạn chế của nghiên cứu nêu trên là các nhà nghiên cứu không thể điều chỉnh các yếu tố về lối sống như hút thuốc lá và uống rượu bia - những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao nhận thức của mọi người về mức độ nguy hiểm của virus viêm gan B và C.
Bình luận của bạn