WHO: Gần 32 triệu trẻ em bị khiếm thính trên toàn thế giới

Trẻ bị điếc cần được phát hiện và điều trị sớm

Lược sử máy trợ thính - "bạn thân" của người bị điếc tai, nghe kém

Nguy cơ bị điếc khi dùng mũ len gắn hộp âm thanh

Nghe tai phone suốt đêm liệu có bị điếc tai không?

5 loại thuốc "không đội trời chung" với đôi tai

Đôi tai giúp trẻ học hỏi ngôn ngữ, học tập, phát triển kỹ năng, rèn luyện thái độ... Vì vậy, mất thính lực là rào cản lớn đối với việc học và hòa nhập xã hội ở trẻ.
Nếu không được điều trị, khiếm thính làm giảm khả năng học tập của trẻ, giảm hiệu suất công việc khi trưởng thành. Những rào cản trong giao tiếp cũng có thể ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý cá nhân của trẻ.

Tật điếc ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của trẻ

Theo WHO, có đến 60% trường hợp có thể phòng tránh được thông qua các biện pháp dự phòng. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây mất thính lực ở trẻ, bao gồm: 31% do bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, rubella, viêm màng não, nhiễm trùng tai...; 17% do bẩm sinh như biến chứng khi sinh, sinh non, nhẹ cân; 4% do mẹ sử dụng các loại thuốc có hại cho thính giác và 8% là do những nguyên nhân khác.

Để phòng tránh mất thính giác ở trẻ, cần áp dụng các biện pháp như tiêm phòng, chú ý khi sử dụng thuốc và điều chỉnh mức độ tiếng ồn. Đối với những trường hợp không tránh được, các biện pháp can thiệp sớm và kịp thời như cung cấp các thiết bị trợ thính, cấy ốc tai... cũng rất quan trọng, giúp đảm bảo cho trẻ phát triển một cách toàn diện.

Báo cáo của WHO được công bố nhân ngày Lắng nghe Thế giới 3/3 (World Hearing Day). Đây là sự kiện vận động hàng năm nhằm mục đích nâng cao nhận thức và thúc đẩy việc chăm sóc tai và thính lực trên toàn thế giới.
Chủ đề của Ngày Lắng nghe Thế giới năm 2016 là “Mất thính lực ở trẻ em – Hành động ngay, làm thế nào”!

Thu Hà H+ (Theo Who.int)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng