WHO: Virus cúm chết người biến đổi độc lực cao ở gia cầm

Dịch cúm A/H7N9 vẫn diễn biến phức tạp tại Trung Quốc

Bệnh cúm gia cầm nguy hiểm như thế nào?

Bộ Y tế họp khẩn sẵn sàng ứng phó dịch cúm gia cầm

Y tế Việt Nam khẩn cấp phòng dịch cúm gia cầm lan từ Trung Quốc

Nguy cơ cúm A(H7N9) xâm nhập vào Việt Nam

Theo đó, ngày 25/02/2017, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo này, dựa trên kết quả giải trình tự gien của virus.

Cụ thể, ngày 18/2/2017, WHO đã được thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Trung Quốc về kết quả giải trình tự gien của virus được phân lập từ 2 bệnh nhân cúm A(H7N9) tại Quảng Đông. Kết quả này cho thấy đã phát hiện một số thay đổi của virus cúm A (H7N9) từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.

Tương tự, ngày 17/2/2017, thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Đài Loan (Trung Quốc) về kết quả giải trình tự gien của virus được phân lập từ 01 bệnh nhân cúm A(H7N9) tại Đài Loan (Trung Quốc) cũng cho thấy phát hiện sự thay đổi của virus cúm A (H7N9) từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.

Theo WHO, sự liên tục thay đổi như là một đặc điểm tự nhiên của virus cúm do quá trình tái tổ hợp, do đó quan trọng là phải tiếp tục cảnh giác với sự thích ứng của virus cúm gia cầm ở người và các loài động vật có vú khác.

Đến nay, WHO vẫn khẳng định chưa có bằng chứng về sự thay đổi của virus cúm A(H7N9) làm lây truyền dễ dàng từ người sang người.

Trong khi đó, dịch cúm A/H7N9 vẫn diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Từ tháng 10/2016 đến 22/2/2017 tại Trung Quốc đã ghi nhận 425 trường hợp cúm A(H7N9) ở người. Cho đến nay, tổng cộng 1.223 trường hợp được chẩn đoán nhiễm virus cúm A(H7N9) đã báo cáo đến WHO.

Trước nguy cơ chủng cúm chết người xâm nhập Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A/H7N9 tại Việt Nam”.

Theo kế hoạch này, Việt Nam lên 4 “kịch bản” để ứng phó với dịch cúm A/H7N9.

Tình huống 1 (chưa có trường hợp bệnh trên người) tập trung phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh xâm nhập vào Việt Nam hoặc xuất hiện tại cộng đồng để xử lý triệt để tránh lây lan.

Tình huống 2 (có các trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 trên người nhưng chưa lây từ người sang người) tập trung khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan dịch từ động vật sang người.

Tình huống 3 (phát hiện có các trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ) tập trung đáp ứng nhanh khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.

Tình huống 4 (dịch bùng phát ra cộng đồng) tập trung giảm thiểu tác động của dịch đối với cuộc sống của người dân.

Bộ Y tế cho biết, tương ứng với mỗi tình huống sẽ có các kế hoạch triển khai cụ thể để ngăn chặn sự xâm nhập, giảm thiểu tối đa sự lây lan, tử vong… do chủng cúm này gây ra.


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp