Nhiệt miệng gây tổn thương niêm mạc miệng, đau đớn, khó chịu
Nhiệt miệng nguy hiểm tới mức nào?
Vì sao bạn thường xuyên bị nhiệt miệng khi Hè về?
Bị nhiệt miệng chữa thế nào cho nhanh khỏi?
Viêm loét niêm mạc miệng phải làm sao?
1. Rễ cam thảo
Loại thảo mộc này có khả năng tạo ra một lớp phủ bảo vệ trên màng nhầy của niêm mạc miệng, giúp chống lại kích ứng và làm dịu các vết thương. Bên cạnh đó, cam thảo còn được biết đến với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn cao, do đó giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng xảy ra.
Bạn có thể lấy rễ cam thảo nghiền nát, sau đó ngâm vào 1 cốc nước trong 2 - 3 giờ, và sử dụng nước này để súc miệng một vài lần/ngày.
2. Hạt mùi
Theo y học Ấn Độ, hạt mùi cũng là một phương thuốc tự nhiên có thể giúp làm giảm viêm và trị nhiệt miệng rất hiệu quả.
Bạn có thể lấy 1 thìa cà phê hạt mùi, đun sôi với một cốc nước, để nguội và dùng để súc miệng 3 - 4 lần/ngày.
3. Nha đam (lô hội)
Nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có các đặc tính kháng khuẩn và chống nấm tự nhiên rất hữu ích trong việc đối phó với các vấn đề về sức khỏe răng miệng như: Loét miệng và viêm nướu...
Bạn hãy dùng gel nha đam hoặc nước ép nha đam để thoa vào vùng miệng bị nhiệt sẽ giúp làm giảm đau và giúp vết thương lành nhanh hơn.
4. Cần tây
Cần tây rất giàu vitamin B1, B2, B6, vitamin C, acid folic và nhiều dưỡng chất khác không chỉ giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng mà còn có thể giúp bạn ngăn ngừa hôi miệng.
Cách sử dụng cần tây để làm giảm nhiệt miệng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhai một vài cọng cần tây trong miệng và để nước của nó tiếp xúc với vùng niêm mạc bị tổn thương là được.
5. Húng quế tây (basil)
Húng quế tây có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm rất mạnh, do đó nó cũng được coi là một loại thảo dược giúp làm giảm nhiệt miệng, loét miệng.
Lấy 4 - 5 lá húng quế tây, rửa sạch, nhai trong miệng và nuốt nước tiết ra. Thực hiện điều này 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, vết nhiệt miệng, loét miệng sẽ nhanh chóng lành lại.
Bình luận của bạn