Phòng chống say nắng như thế nào?

Người bị say nắng thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt

Trẻ bị say nắng, bố mẹ phải thực hiện ngay những điều này

Phải làm gì khi bị say nắng, bỏng nắng nặng?

Mùa nắng nóng, coi chừng kiệt sức vì “cạn nước”

8 loại nước uống chống say nắng tức thì

Chào bạn!

Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện: Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... mà còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong. Nguyên nhân là do khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.

Khi bị say nắng, biểu hiện đầu tiên là vã mồ hôi, mặt đỏ nhừ, khó chịu, có trường hợp bị đau bụng, nôn mửa. Sau đó là các biểu hiện nặng hơn như hoa mắt, chóng mặt, mạch nhanh, ngất, tiểu ít, thân nhiệt tăng cao.

Đối với các trường hợp say nắng nếu không được xử trí kịp thời dễ dẫn đến hôn mê, co giật, có khi tử vong. Cách xử trí khi bị say nắng là ngay lập tức cần làm hạ thân nhiệt của người bệnh, đưa người bị say nắng vào chỗ có bóng mát, cởi bỏ bớt quần áo, uống nước lạnh có chút muối, sử dụng khăn thấm nước sạch lạnh lau người đồng thời theo dõi thân nhiệt của người bệnh đến khi hạ xuống 38 độ C. Trường hợp xử trí ban đầu không có kết quả và có biểu hiện nặng hơn cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Để phòng tránh thì biện pháp hiệu quả nhất là bạn không nên làm việc quá lâu ngoài trời nắng. Khi học tập, làm việc ngoài trời thì nên chọn chỗ mát có bóng cây. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón. Nên đeo kính để đỡ loá mắt. Quần áo nên mặc vải màu nhạt, mỏng và mềm; Thường xuyên uống nước dù chưa khát. Nên uống nhiều nước có pha muối hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol, nước trái cây; Sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 - 20 phút. Không làm việc lâu, quá sức trong môi trường nắng nóng.

BS Trần Hồ Hải - Phòng khám đa khoa Hải Việt

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị