Trẻ bị say nắng, bố mẹ phải thực hiện ngay những điều này

Trẻ bị say nắng nên được chườm mát

Phải làm gì khi bị say nắng, bỏng nắng nặng?

Mùa nắng nóng, coi chừng kiệt sức vì “cạn nước”

Bài thuốc dân gian chữa say nắng mùa hè

8 loại nước uống chống say nắng tức thì

Thời gian gần đây, nắng nóng lan rộng ra nhiều tỉnh thành trên cả nước. Nhiệt độ ngoài trời có nhiều lúc lên đến 50 độ C. Trong thời gian này, cha mẹ nên giữ trẻ ở trong nhà để tránh ánh nắng gay gắt của mặt trời.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bắt buộc, trẻ có thể vẫn phải ra ngoài trời và tiếp xúc với ánh nắng, nóng bức của đợt nắng nóng kéo dài. Trong trường hợp này, nếu diện trang phục không đúng cách hoặc trẻ có thể lực yếu, trẻ rất dễ bị say nắng.

Triệu chứng trẻ bị say nắng

Khi bị nắng nóng, cơ thể sẽ có các phản ứng để giảm nhiệt độ như: Giãn nở mạch máu để máu dồn nhiều tới da làm thoát nhiệt ra ngoài; Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, tiết ra nhiều mồ hôi, mồ hôi bay hơi để hạ nhiệt cho cơ thể.

Khi sự điều hòa thân nhiệt của cơ thể không thích ứng kịp với sự thay đổi nhiệt độ tăng nhanh và cao của môi trường bên ngoài, cơ thể bị mất quá nhiều nước qua mồ hôi thì có thể gây ra những biến đổi trầm trọng trong cơ thể, có thể dẫn đến tử vong.

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị say nắng?

Nếu trẻ có những dấu hiệu bị say nắng, cha mẹ cần làm ngay những điều sau đây:

- Đưa trẻ vào chỗ râm mát hoặc nơi mát mẻ, cởi bớt quần áo chật sát người, đặt trẻ nằm đầu cao.

- Lau mặt và ngực trẻ bằng nước mát, đầu đặt khăn lạnh, có thể chườm lạnh hoặc dùng khăn thấm nước lạnh để chườm đầu.

- Phải cho trẻ uống thật nhiều nước khi trẻ còn tỉnh táo.

- Nếu trẻ bị mất trí giác, cần cho trẻ hút dung dịch amoniac (bông thấm dung dịch amoniac phải đặt cách mũi trẻ không dưới 10 cm).

- Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ