8 loại nước uống chống say nắng tức thì

Nước ép dưa hấu cà chua

Bài thuốc dân gian chữa say nắng mùa hè

Làm gì để ngăn ngừa say nắng trong mùa hè? (P.2)

Say nắng nguy hiểm như thế nào?

Say nóng say nắng, dùng thuốc gì?

Mùa hè nhiệt độ không khí rất cao nên những người thường xuyên làm việc dưới nắng nóng dễ bị say nắng, say nóng (cảm nắng). Say nóng thường xảy ra vào xế chiều do có nhiều tia hồng ngoại gây nóng bức. Say nắng do trung tâm điều hòa nhiệt của con người bị chấn động, bị tấn công bởi các tia nắng chiếu thẳng vào gáy vào đầu.

Say nắng thường nặng hơn cảm nắng với các triệu chứng xảy ra ngay từ đầu như sốt cao hơn 40 độ C, khát, có thể vã mồ hôi, tinh thần uể oải lơ mơ, người mệt mỏi, tiểu tiện sẻn đỏ... Ngoài ra còn có các dấu hiệu thần kinh, nhất là với người bị xơ vữa động mạch.

Bạn có thể dùng một số món ăn, thức uống phòng và chống cảm nắng:

- Nước ép ngó sen hòa mật: Ngó sen tươi 100gr, nước mía 50gr (50 ml). Ngó sen ép lấy nước, trộn với nước mía, chia uống 2 lần trong ngày. Dùng khi bị cảm cúm, trúng nóng, trúng nắng hoặc khô hanh gây kích ứng, vật vã, sốt, khát nước.

- Nước ép dưa hấu cà chua: Cà chua, dưa hấu, liều lượng tùy ý. Ép riêng từng thứ lấy nước trộn đều, cho uống. Dùng làm nước giải khát mùa hè, biếng ăn.

- Cà chua ướp đường: Cà chua 250gr, bóc vỏ, thái lát, rắc đường trắng để khoảng 30 phút, hoặc để tủ lạnh càng tốt. Dùng làm món ăn giải khát, giải nhiệt mùa hè.

- Nước mía: Mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn tùy ý, hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu giắt.

- Đào chín: Rửa sạch, gọt vỏ, ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 1-3 quả. Dùng cho các trường hợp cảm nóng, cảm nắng, mất nước, khát nước.

- Nước chanh: Vắt lấy nước, thêm nước sôi nguội uống, có thể thêm đường, muối tùy ý. Chống nắng, chống nóng, giải khát.

- Nước bạc hà: Bạc hà 16gr. Bạc hà rửa sạch, cho ấm, đổ một lít nước sôi hãm, cho thêm đường đủ ngọt để uống. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt sốt nóng.

- Canh đậu xanh: Đậu xanh 100gr. Đậu đã xay, nhưng để nguyên cả vỏ, thêm nước nấu nhừ. Dùng ăn để giải thử (chữa say nắng, say nóng).

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp