Bị đái tháo đường có sinh mổ được không?

Phụ nữ bị đái tháo đường cần chú ý gì khi mang thai và khi sinh nở?

Người bệnh đái tháo đường biến chứng sang thận điều trị thế nào?

Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không?

5 điều bạn nên làm sau khi nhận chẩn đoán đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường có ăn xoài được không?

Các chuyên gia từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) trả lời:

Chào bạn!

Trên thực tế, người bệnh đái tháo đường hoặc người mắc đái tháo đường thai kỳ có thể gặp phải nhiều vấn đề khi mang thai. Theo đó, nếu không được kiểm soát đường huyết tốt, cả mẹ và thai nhi có thể gặp phải một số vấn đề như:

- Thai quá lớn: Nếu mẹ không kiểm soát được tình trạng bệnh đái tháo đường, đường huyết của trẻ cũng sẽ trở nên quá cao. Điều này khiến thai nhi “được cho ăn quá mức” và phát triển lớn hơn so với bình thường. 

Bên cạnh việc gây khó chịu cho mẹ trong những tháng cuối thai kỳ, thai nhi quá lớn còn có thể dẫn đến một số vấn đề cho cả mẹ và bé trong quá trình sinh nở. Theo đó, trẻ có thể gặp phải tổn thương thần kinh do áp lực lên vai trong khi sinh. Trong khi đó, mẹ sẽ có nguy cơ phải sinh mổ để lấy thai.

 

- Tiền sản giật: Khi phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp, có protein trong nước tiểu và tình trạng sưng ngón chân, ngón tay không đỡ, rất có thể mẹ bầu đã bị tiền sản giật. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, cần được theo dõi chặt chẽ vì huyết áp tăng cao có thể gây hại cho cả bà bầu và thai nhi. 

Tình trạng này có thể dẫn tới sinh non, gây co giật hoặc đột quỵ ở mẹ trong quá trình chuyển dạ, sinh nở. Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn so với người không mắc bệnh.

- Hạ đường huyết: Người bệnh đái tháo đường phải dùng insulin hoặc các loại thuốc điều trị đái tháo đường khác có thể khiến lượng đường huyết hạ xuống quá thấp, đặc biệt khi bạn chưa xác định được liều thuốc phù hợp. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Do đó, phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường cần thường xuyên theo dõi đường huyết, chủ động xử trí nếu thấy đường huyết có dấu hiệu hạ xuống quá thấp.

Thêm vào đó, nếu mẹ không kiểm soát đường huyết tốt trong thời kỳ mang thai, có khả năng con sau khi sinh ra cũng sẽ bị hạ đường huyết rất nhanh. Do đó, trong vài giờ sau khi sinh, trẻ cần được theo dõi lượng đường huyết liên tục.

Với tất cả các yếu tố nguy cơ trên, các chuyên gia đều khuyên rằng phụ nữ mắc đái tháo đường nên chọn phương pháp sinh mổ, thay vì sinh thường. Dù mất nhiều thời gian hơn để hồi phục, song việc sinh mổ sẽ giúp mẹ bầu mắc đái tháo đường giảm thiểu các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong quá trình sinh nở.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Vi Bùi (Theo CDC Mỹ)

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị