- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Đái tháo đường thai kỳ có ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi
Cách giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn
Bà bầu có nên ăn kim chi hay không?
Bà bầu uống rượu bia, thai nhi sẽ chịu tác động xấu
6 lời khuyên khi mang thai vào mùa Đông
Dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường hay tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ, trong trường hợp không có bằng chứng bà bầu từng mắc đái tháo đường type 1, type 2 trước đó.
Nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường thai kỳ chủ yếu do thay đổi nội tiết bất thường. Nhau thai sinh ra các hormone ngăn cản cơ thể mẹ sử dụng insulin hiệu quả, thậm chí kháng insulin, thường bắt đầu từ tuần thai 20-24.
Nghiên cứu cho thấy, đái tháo đường thai kỳ có xu hướng hay gặp ở những thai phụ sinh con khi lớn tuổi, sinh nhiều con, thừa cân, gia đình có người mắc đái tháo đường, những lần sinh nở trước thai lưu hoặc sinh con to.
Với hầu hết phụ nữ mang thai, đái tháo đường thai kỳ không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý. Bệnh được chẩn đoán khi xét nghiệm đường huyết hoặc thực hiện các nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống.
Tuy nhiên, một số dấu hiệu sau giúp bà bầu nhận diện sớm đái tháo đường thai kỳ:
- Tăng cân quá mức ở cả mẹ và thai nhi.
- Thèm ăn nhiều và thèm ăn quá độ.
- Mệt mỏi nghiêm trọng.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Nhìn mờ, thị lực giảm.
- Khát nước liên tục.
- Miệng khô.
- Buồn nôn.
- Bị viêm nhiễm âm đạo, viêm bàng quang, viêm da liên tục.
Phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh lối sống
Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ các kết cục sản khoa bất lợi cho cả mẹ và bé. Mới đây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mổ lấy thai cho sản phụ nặng 155kg, phát hiện đái tháo đường thai kỳ từ tuần 12, mắc tiền sản giật nặng. Việc sản phụ có lớp mỡ dày đã gây khó khăn trong quá trình gây tê và phẫu thuật, cũng cần được theo dõi sát nguy cơ sản giật sau mổ.
Để phòng chống đái tháo đường thai kỳ, phụ nữ, đặc biệt các thai phụ có nguy cơ cao như đã sinh con trên 3,5kg, trên 30 tuổi, thừa cân, béo phì… cần điều chỉnh lối sống từ đầu thai kỳ.
Chị em nên lựa chọn thực phẩm lành mạnh kết hợp hoạt động thể chất để duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh tăng cân quá mức. Bữa ăn hàng ngày nên ưu tiên thực phẩm nhiều chất xơ, thực phẩm có nhiều chất béo không no, thực phẩm có nhiều vitamin như quả chín. Hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật), đồ ngọt, món ăn chế biến dưới dạng nướng, chiên xào ở nhiệt độ cao.
Nếu việc thay đổi lối sống không đủ để duy trì đường huyết đạt mục tiêu, bà bầu sẽ được chỉ định dùng insulin dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sỹ. Khi đó, thai phụ mắc đái tháo đường cần lắng nghe và tuân thủ sự tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa để giữ an toàn cho sức khỏe cả mẹ và bé.
Bình luận của bạn