Phương thuốc độc nhất vô nhị giúp người nghiện "hồi sinh"

Lương y Lưu Văn Xiêm

Cedemex - Giải pháp mới cho người nghiện ma túy

Người nghiện ma túy nói gì sau khi điều trị bằng Methadone

Suboxone – hy vọng mới cho người nghiện ma túy

Cách phát hiện trẻ nghiện ma tuý sớm

79 tuổi nhưng lương y Lưu Văn Xiêm vẫn còn minh mẫn. Với ông, còn sức khỏe là còn cống hiến nhất là khi người nghiện ngoài cộng đồng ngày vẫn gia tăng. Ông kể, dù từ nhỏ đã được phụ giúp ông nội của mình là lương y Lưu Văn Kỳ và cha là lương y Lưu Văn Sứng trong việc giúp nhiều người cai nghiện. Nnhưng cuộc sống không phải lúc  nào cũng được như ý, ông đã trãi qua nhiều nghề để mưu sinh cho gia đình và mãi đến năm 1970, ông mới quay trở lại với nghiệp của cha ông.
Cơ duyên đó là khi ông phát hiện hai thanh niên trong độ tuổi trưởng thành lại đang vật vã vì thiếu thuốc ở giữa đường. Hình ảnh đó đã khiến ông sống lại với ký ức tuổi thơ, thôi thúc ông phải phục dựng lại phương thuốc gia truyền cắt cơn nghiện mà ông nội để lại. Cũng từ đó đến nay, hơn 40 năm ông dành thời gian và tâm huyết của mình để hoàn thiện phương thuốc Kháng Lạc cao hỗ trợ cắt cơn nghiện.
Theo lương y Xiêm giải thích, trong cơ thể người luôn có sẵn morphine nội sinh, có những công dụng sinh lý phong phú giúp cơ thể sống khỏe mạnh, sảng khoái… Các morphine nội sinh hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh, hoặc chất điều biến của dẫn truyền hoặc là hormone thần kinh.
Vì thế, chúng tham gia vào các cơ chế giảm đau, các cảm giác thèm muốn, các quá trình cảm xúc, tâm thần, trí nhớ…Tuy nhiên khi ma túy được đưa vào cơ thể, nó cũng có những tác dụng giống như chất endorphine: Chúng kích thích hoạt động nhanh nhạy của thần kinh làm cho người dùng ma túy cảm thấy hết đau, hết mệt, có cảm giác "tỉnh táo", "sảng khoái" và "lâng lâng, bay bổng" một cách giả tạo.
Nếu chỉ dùng một, hai lần đầu thì người dùng bị rối loạn hoạt động sản xuất morphine nội sinh của cơ thể. Nhưng nếu dùng lặp lại nhiều lần, cơ thể sẽ ngừng hoạt động sản xuất morphin nội sinh mà phụ thuộc vào chất ma túy từ bên ngoài đưa vào.
Lúc này cơ thể đã bị lệ thuộc hoàn toàn vào ma túy, và khi người nghiện không sử dụng ma túy nữa sẽ có các biểu hiện thèm ma túy, ngáp, buồn ngủ, buồn nôn, toát mồ hôi, đau đớn cơ bắp như dòi bò trong cơ thể.
 Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, năm 1988, lương y Lưu Văn Xiêm đã hoàn tất bài thuốc cai nghiện ma túy gia truyền và vẫn giữ tên do ông nội đã chọn là Kháng Lạc Cao.
Các loại cây như đơn quy, nhục thung dung, nhân sâm, hải diêm, bạch truật, ô mai bắc...cùng một số tá dược khác đã được ông bào chế ra loại thuốc được ông gọi là loại cao màu nâu, vị ngọt mặn khi nếm nhưng lại rất thơm.
“Đây là phương thuốc được chiết xuất 100% từ thảo dược quý giúp đào thải độc tố của ma túy ra khỏi cơ thể, kích thích cơ thể sản xuất ra morphine nội sinh nên làm giảm sự vật vã và các hội chứng khi không sử dụng ma túy, khác với phương thuốc khác”- lương y Lưu Văn Xiêm tự hào.
"Năm 1988, nhiều người nghiện đã được dùng loại cao này và họ cho biết đã hết thèm thuốc. Lúc đó tôi vui lắm. Nhiều người từng bị "nàng tiên nâu" hành hạ đã dứt được khỏi ma túy và trở về cuộc sống bình thường càng thôi thúc tôi chuyên tâm làm thuốc"- Lương y Xiêm nhớ lại.
Sau bước thử nghiệm ban đầu trong những năm 1988, đến 1990 ông được Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Đồng Tháp và An Giang mời đến để triển khai phương thuốc cai nghiện của mình cho những người nghiện ma túy ở địa phương này.
Theo ông, sở dĩ phương thuốc được đánh giá cao lúc đó là nhờ bài thuốc giúp bệnh nhân không bị dị ứng, giảm hẳn đau đớn vật vã khi cắt cơn và sau một tuần đến mười ngày mất hẳn cảm giác thèm ma túy.
Đầu năm 1990, tại Trung tâm Nhân ái Hậu Giang, lương y Lưu Văn Xiêm đã tổ chức cai nghiện thành công cho các đối tượng nghiện ma túy được tập trung về đây. Theo ông đó cũng là giai đoạn mà Kháng Lạc Cao của mình được đánh giá cao nhất.
Sau khi cắt đứt cơn nghiện, số người nghiện tưởng chừng chỉ mãi ở trung tâm đã được đưa về làm việc tại công ty xuất nhập khẩu thủy đặc sản Hậu Giang và khu vực chợ Cần Thơ để họ tái hòa nhập với cộng đồng trở lại.
Dấu mốc nữa đối với lương y Lưu Văn Xiêm là tháng 7/1991 khi ông về Trung tâm cai nghiện ma túy thuộc Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Hơn 200 thanh niên ở trung tâm này tự nguyện cai nghiện bằng bài thuốc Kháng Lạc cao của lương y Xiêm và 100% số đó đã chia tay với “ả phù dung”.
Ông Xiêm nhớ lại: “Ngày 16/12/1991, khi Giáo sư Lê Thế Trung - Viện Trưởng Học viện Quân y về thăm lại bệnh viện Tâm thần Biên Hòa đã yêu cầu bệnh viện này tập trung nghiên cứu để phát triển loại thuốc này bởi thuốc có hiệu quả”.  
Đến tháng 3/1994, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường đã cấp “Bằng độc quyền giải pháp hữu ích” cho lương y Lưu Văn Xiêm về thuốc cai nghiện ma túy dạng cao lỏng Kháng Lạc cao này. Năm 2001, Hội đồng khoa học Bộ Y tế chính thức nghiệm thu đề tài và đề tài được đánh giá là xuất sắc.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động