Quản lý giá thuốc: Bộ nào cũng... đủn

Xử phạt 2 công ty dược không kê khai giá thuốc

Hiểm họa khôn lường từ thuốc giả, thuốc kém chất lượng

Không có chuyện giá thuốc, chất lượng thuốc không được kiểm soát

Bộ trưởng Y tế phủ nhận tin giá thuốc ở Việt Nam cao ngất ngưởng

Vẫn chưa ngã ngũ chuyện "ai quản lý giá thuốc"

Tuy nhiên, nếu không có hội đồng thì việc quản lý giá thuốc bị tắc vì cả Bộ Y tế và Bộ Tài chính đều kiên quyết không nhận chịu trách nhiệm quản lý giá thuốc.


Theo bà Trương Thị Mai, vai trò của hội đồng giá thuốc chưa rõ ràng vì “không rõ bộ ở trên hay hội đồng ở trên”. Bởi quy trình của Hội đồng quản lý giá thuốc - dự kiến - nếu có vấn đề giá thuốc, Bộ Y tế, Bộ Tài chính trình hội đồng, hội đồng tư vấn rồi trình lại bộ trưởng Bộ Y tế. “Như vậy thì hội đồng ở trên hay bộ ở trên, thành viên của hội đồng là ai, là vụ, cục nào ở Bộ Y tế, Bộ Tài chính, có hiệp hội, người tiêu dùng tham gia hội đồng không, thẩm quyền của hội đồng đến đâu, căn cứ pháp lý thế nào...?” - bà Mai chất vấn.

Vấn đề giá thuốc là chuyện bế tắc nhất ở dự thảo Luật dược sửa đổi. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, bộ y tế ở các nước cũng không quản lý giá thuốc mà chỉ lo về kỹ thuật, Bộ Tài chính thì không nhận chịu trách nhiệm quản lý giá thuốc vì họ không rành về kỹ thuật liên quan đến dược phẩm. Giải pháp trung dung mà Chính phủ đã cho phép là thành lập hội đồng quản lý giá thuốc. “Hội đồng không có thẩm quyền quản lý nhà nước, các ý kiến tư vấn lại phải trình cơ quan quản lý nhà nước để ban hành. Nếu thành lập hội đồng như thế này thì khó thiết kế” - một chuyên gia về luật nêu ý kiến tại phiên họp.

Theo PGS-TS Lê Văn Truyền, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, hiện có nhiều quốc gia có mô hình hội đồng tư vấn giá thuốc, trong đó có các nước Bắc Âu, ở châu Á có Malaysia. Ông Truyền cũng cho rằng trong khi chưa tìm ra bộ chịu trách nhiệm về giá thuốc, có thể sử dụng mô hình hội đồng quản lý giá thuốc. “Tuy nhiên hội đồng phải có thực quyền, nếu không thì khó giải quyết được vấn đề” - PGS Truyền tư vấn. Theo bà Nguyễn Hồng Vân, phó trưởng ban dược - vật tư y tế Bảo hiểm xã hội VN, năm 2013 cả nước sử dụng 60.000 tỉ đồng tiền thuốc thì xấp xỉ một nửa trong số này là thuốc dùng cho bệnh nhân bảo hiểm y tế, được chi trả thông qua quỹ bảo hiểm y tế. Do vậy, Bộ trưởng Tiến cho biết việc quản lý giá thuốc sẽ chỉ tập trung vào nhóm thuốc do ngân sách nhà nước và bảo hiểm chi trả, còn lại sẽ do thị trường định đoạt.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vướng mắc về giá thuốc chưa được giải quyết trong dự thảo Luật dược lần này. Trong đó, hiện chưa có cơ quan chịu trách nhiệm quản lý giá thuốc, chưa rõ mô hình quản lý giá, do đó hiệu quả của quản lý giá thuốc càng trở nên mông lung, mặc dù bức xúc về giá thuốc ở VN đã được đề cập đầy đủ từ năm 2003.

Theo ông Truyền, các nước đều yêu cầu công khai giá nhập khẩu đến cảng (giá CIF), nhưng VN thì không quy định công bố giá này, quy định lại sợ người ta khai bậy không kiểm tra được, vì vậy đến nay không có công cụ nào hữu hiệu để quản lý giá. Trong khi các công cụ đã có, đã quy định trong luật như công bố giá thuốc tối đa, yêu cầu giá thuốc ở VN không cao hơn các nước có trình độ tương đương, hay áp dụng thặng số lãi trần từ khâu nhập khẩu đến bán buôn đều không khả thi hoặc không hiệu quả.

Vấn đề giá thuốc vì thế vẫn rối bời, mặc dù theo bà Trương Thị Mai, dự thảo này sắp được trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý