Sản xuất thành công thực phẩm chức năng từ con hàu
Khai mạc Ngày hội Quốc tế Thực phẩm chức năng - I3F Việt Nam 2014
Bổ nhiệm Phó Tổng biên tập Tạp chí điện tử Thực phẩm chức năng
10 xu hướng tiêu dùng thực phẩm chức năng tại Mỹ
Mập mờ giữa thực phẩm chức năng và thuốc
Kinh doanh TPCN phát triển quá “nóng”
Theo điều tra của Hiệp hội TPCN Việt Nam (VAFF), năm 2000 cả nước mới có 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN, thì đến năm 2005 con số này đã lên tới 143 cơ sở. Đến năm 2009, cả nước đã có 1.114 cơ sở TPCN và đến tháng 7.2014, con số này là trên 4.500 cơ sở.
Nếu năm 2000, mới chỉ có 63 sản phẩm TPCN có mặt tại thị trường Việt Nam thì chỉ trong giai đoạn 2011 – 2013, thị trường đã xuất hiện khoảng 10.000 sản phẩm, trong đó khoảng 40% là hàng nhập khẩu.
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trong vòng 3 năm trở lại đây, mỗi năm có trên 3000 -4000 sản phẩm đăng ký công bố mới tại thị trường Việt Nam. Đơn cử như năm 2011, có 3278 sản phẩm (2107 sản xuất trong nước); năm 2012 có 4945 sản phẩm (3208 trong nước)…
Cũng theo khảo sát được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế tiến hành mới đây tại TP. HCM, số người lớn sử dụng TPCN tại TPHCM chiếm khoảng 50%. Điều này cho thấy, người tiêu dùng đã trở nên quen dùng TPCN.
Nhận thấy TPCN là mảnh đất màu mỡ, nên hơn 90% số doanh nghiệp vốn chỉ sản xuất dược phẩm đã nhanh chóng tham gia vào hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh TPCN. Chính điều này đã khiến công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu TPCN trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
10 năm mới chỉ có thêm 2 văn bản quản lý
Trái ngược với sự bùng nổ, phát triển quá “nóng” của ngành TPCN, trong 10 năm qua, ngành y tế mới ban hành thêm đúngvà Quyết định 23 năm 2007 về quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn với thực phẩm nhập khẩu và Thông tư 08 năm 2013 hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Ngoài văn bản trên, hiện ngành Y tế cũng mới chỉ có 3 văn bản khác để quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu TPCN. Đó là Thông tư 17 năm 2000 hướng dẫn đăng ký các sản phẩm dưới dạng thuốc – thực phẩm; Thông tư 20 năm 2001 hướng dẫn quản lý các sản phẩm dưới dạng thuốc – thực phẩm; Thông tư 08 năm 2004 hướng dẫn quản lý sản phẩm TPCN.
So với con số 6 Luật và 2 Nghị định liên quan đến công tác quản lý TPCN thì con số 5 văn bản quản lý của ngành Y tế đã cho thấy sự “khiêm tốn” đáng kể. Và nếu biết, nhiều văn bản “cấp trên” đã ban hành gần đây nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể cho lĩnh vực TPCN thì càng thấy rõ sự “lúng túng” trong công tác quản lý TPCN.
Lý giải về chuyện này, TS. Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ T tế từng cho rằng “TPCN là một lĩnh vực còn mới mẻ ở nước ta, do đó việc quản lý không tránh khỏi những bất cập”. Nhưng liệu có hợp lý khi “gắn mác” ‘mới mẻ’ cho TPCN đã xuất hiện tại Việt Nam từ lâu?
Theo PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam: "Hiện nay, luật pháp chưa quy định quản lý chặt chẽ về sản xuất, kinh doanh và công bố của TPCN, trong khi đây lại là sản phẩm sức khỏe, yêu cầu điều kiện khắt khe”. Chính điều này tạo ra nhiều khó khăn trong việc quản lý, khiến nhiều doanh nghiệp lợi dụng “kẽ hở” để sản xuất TPCN kém chất lượng và quảng cáo “thổi phồng”.
Bình luận của bạn