Ra mồ hôi nhiều: Dấu hiệu cảnh báo rối loạn thần kinh thực vật

Mồ hôi nhiều khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp

Cơn ác mộng mang tên... mồ hôi

5 sản phẩm người ra mồ hôi nhiều nên sử dụng

Nên điều trị ra mồ hôi nhiều bằng phương pháp nào?

Mồ hôi nhiều có chữa được không?

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh tự động. Nó có tác dụng điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách chủ động, không phụ thuộc vào sự chỉ huy của não bộ. Chức năng của hệ thần kinh thực vật là điều hoà các quá trình chuyển hoá vật chất, điều hoà hoạt động của cơ quan nội tạng cũng như hệ thần kinh trung ương. Trong điều hoà chức năng của các cơ quan thường có sự tham gia của cả hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Rối loạn thần kinh thực vật không phải là một bệnh cụ thể mà chỉ là những rối loạn hoạt động hệ thần kinh tự động. Bệnh làm giảm hoạt động hoặc bất thường một hay nhiều chức năng tự động của cơ thể.

Rối loạn thần kinh thực vật khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu

Nguyên nhân nào gây rối loạn thần kinh thực vật?

- Các bệnh tự miễn, các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch và thương tổn các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả dây thần kinh. Ví dụ như hội chứng Sjogren và lupus ban đỏ hệ thống. Rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể được gây ra bởi một cuộc tấn công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư (hội chứng cận ung thư).

- Bệnh đái tháo đường: Là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh thực vật, dần dần có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể.

- Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị.

Dây thần kinh vùng cổ bị tổn thương gây rối loạn thần kinh thực vật

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm và một số thuốc tim mạch

- Bệnh mạn tính khác, chẳng hạn như bệnh Parkinson.

- Một số bệnh truyền nhiễm: Một số virus và vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh ngộ độc, bệnh phong và bệnh bạch hầu, có thể gây ra rối loạn thần kinh thực vật.

- Rối loạn di truyền: Một số rối loạn di truyền cũng có thể gây ra bệnh.

Rối loạn thần kinh thực vật gây tăng tiết mồ hôi

Cơ thể con người có hệ thống thần kinh thực vật bao gồm: Hệ giao cảm và phó giao cảm. Chức năng chủ yếu của hệ thần kinh thực vật là tham gia vào quá trình điều hòa chức năng nội tiết của cơ thể, tác động đến hệ hô hấp, tim mạch, cơ trơn và tuyến mồ hôi… Về chức năng thì hệ giao cảm và phó giao cảm có những sự đối lập nhưng lại có chức năng thống nhất mà cả 2 cùng tham gia điều tiết.

Rối loạn thần kinh thực vật khiến người bệnh bị ra mồ hôi nhiều

Rối loạn thần kinh thực vật là rối loạn về thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Tùy vào hệ giao cảm bị rối loạn mà có những triệu chứng khác nhau. Thông thường các triệu chứng thường gặp trong rối loạn hệ thần kinh thực vật là tim đập nhanh, bốc hỏa, vã mồ hôi ở lòng bàn chân, bàn tay, khó thở. Triệu chứng tăng tiết mồ hôi cũng có thể là một trạng thái cường giao cảm hoặc tăng hoạt động của trung tâm bài tiết mồ hôi.

Điều trị rối loạn thần kinh thực để giảm tăng tiết mồ hôi

- Điều trị nội khoa: Dùng các thuốc calci, sinh tố nhóm B (đặc biệt B6), acid glutamic, an thần…

- Điều trị ngoại khoa: Với trường hợp rối loạn thần kinh thực vật mà hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay do trạng thái cường chức năng giao cảm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động… Trường hợp này bác sỹ chuyên khoa thần kinh có thể làm thủ thuật hủy hạch giao cảm ngực. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa, người bệnh cần chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao vừa sức, đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Dựa trên nguyên lý “chữa bệnh chữa tận gốc” của y học phương Đông, một số bài thuốc y học cổ truyền sử dụng thảo dược như Hoàng kỳ, Sơn thù du, Thiên môn đông, Taurin, Magne Clorua... giúp bảo vệ bề mặt da, se lỗ chân lông, tác động trực tiếp vào trung khu thần kinh, làm giảm sự hoạt động quá mức của hệ giao cảm nhằm kiểm soát hiệu quả việc điều tiết mồ hôi. Bệnh ra mồ hôi nhiều càng để lâu càng nặng, dễ trở thành căn bệnh mạn tính khó điều trị như nhiều thanh niên hoặc người lớn tuổi hiện nay đang mắc phải. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu phương pháp điều trị cho con càng sớm càng tốt và phải kiên trì theo đúng liệu trình để đạt được kết quả mong muốn.

Thùy Trang H+ 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết