Mồ hôi nhiều có chữa được không?

Thay đổi chế độ ăn và luyện tập hợp lý cũng là một cách hữu ích làm giảm mồ hôi.

Ra nhiều mồ hôi tay nhiều vào mùa đông là do đâu?

Phải làm gì khi ra nhiều mồ hôi đầu?

Có nên tiêm botox trị tăng tiết mồ hôi?

Mồ hôi vùng nách: Trị dứt điểm cách nào?

Nỗi khổ của người nhiều mồ hôi
Với người bệnh nhiều mồ hôi (Hyperhidrosis), nỗi khổ của họ là không thể che giấu bệnh. Nó để lại vết loang trên áo, làm lem giấy khi viết, để lại dấu tay ướt đẫm mồ hôi trên bất cứ vật gì chạm vào. Bệnh ra mồ hôi nhiều còn có thể làm hỏng các mối quan hệ, gây khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Trước đây, người ta cho rằng yếu tố tinh thần, cảm xúc (lo âu, căng thẳng) là nguyên nhân kích hoạt bài tiết mồ hôi ở người bệnh. Nhưng nhiều nghiên cứu sau đó cho thấy, nó ảnh hưởng đến người bình thường và người bệnh tương tự nhau. Thực tế, ra mồ hôi quá mức mới chính là tác nhân gây sang chấn tinh thần và cảm xúc ở người bệnh.
Nhiều bằng chứng đã làm sáng tỏ, gene di truyền đóng một vai trò quan trọng trong bệnh sinh. Phần lớn người tăng tiết mồ hôi đều có anh, chị em hay cha, mẹ mắc căn bệnh này. Hầu hết các trường hợp ra mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân đều xuất hiện từ rất sớm, thường bắt đầu từ thời niên thiếu. Còn mồ hôi nách xuất hiện ở cuối tuổi vị thành niên. Nếu không điều trị sớm, những vấn đề này có thể tiếp tục trong suốt cuộc đời của họ.
Sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm là nguyên nhân làm tăng tiết mồ hôi
Ngoài yếu tố di truyền, sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm là nguyên nhân làm cho bộ phận cảm biến thân nhiệt của cơ thể bị sai lệch, chúng gửi đi những tín hiệu bất thường đến các hạch thần kinh để kích thích tuyến mồ hôi hoạt động liên  tục. 
Rối loạn bài tiết mồ hôi lâu ngày sẽ khiến cho hệ thần kinh thực vật bị rối loạn chức năng, gây tăng nhịp tim, tăng tiết dịch vị dạ dày. Việc bài tiết mồ hôi thường xuyên còn làm cho sức đề kháng bị suy yếu, cơ thể dễ bị cảm lạnh, dễ nhiễm nấm.
Làm thế nào để giảm mồ hôi hiệu quả?
Hiện nay, có một số phương pháp có thể được áp dụng như:
- Chất chống mồ hôi dạng xịt, kem bôi: Có thể mang lại hiệu quả tức thì, nhưng không có tác dụng giảm tiết mồ hôi dài hạn.
- Điện di ion: Vô hiệu hóa tạm thời các tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân khi sử dụng xung điện ở mức độ thấp.
- Tiêm botox: Có thể tạm thời ức chế hoạt động của hạch giao cảm tại khu vực tiêm.
- Sử dụng thuốc kháng acetylcholin dạng uống: Vó hiệu quả đối với một số trường hợp, nhưng do thuốc gây khô miệng, khô mắt nên ít được sử dụng.
- Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm vùng ngực để ngăn đổ mồ hôi tại nách và bàn tay, có hiệu quả trên 90% các trường hợp. Nhưng hạn chế của phương pháp là gây tăng tiết mồ hôi bù trừ ở các vị trí khác.
- Thay đổi chế độ ăn và luyện tập hợp lý cũng là một cách hữu ích làm giảm mồ hôi. Hạn chế các hoạt động dưới trời nắng, mặc trang phục thoáng mát và vệ sinh sạch sẽ.
Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, một phương pháp trị liệu được coi là hiệu quả khi chúng có thể thiết lập lại sự ổn định chức năng của thần kinh giao cảm.
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy sử dụng thảo dược trong trị liệu bệnh mồ hôi nhiều, đáp ứng sẽ tốt hơn so với các phương pháp trị liệu đơn lẻ. Trong đó, Thiên môn đông và Sơn thù du là hai trong số thảo dược có khả năng điều hòa thân nhiệt và ức chế sự hưng phấn của hệ giao cảm; Giúp làm tăng sức bền của da, ngăn ngừa bài tiết mồ hôi quá mức một cách tự nhiên và bền vững.
Nguyễn Trang

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết