Hiểu đúng về rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt bất thường

Kinh nguyệt bất thường chứng tỏ sức khỏe đang có vấn đề

Chậm kinh, trễ kinh: Dùng ngay bài thuốc Bát trân thang!

Rối loạn kinh nguyệt sau sảy thai: Chị em phải làm sao?

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: Có khó khắc phục?

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh: Điều trị thế nào?

Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?

Rối loạn kinh nguyệt là khi kinh nguyệt đến sớm hơn hay muộn hơn bình thường, thời gian có kinh nguyệt ngắn hoặc dài hơn bình thường.

Để xác định xem chu kỳ kinh nguyệt có bất thường hay không, hãy tính từ ngày cuối cùng của kỳ kinh trước và ngừng đếm vào ngày đầu tiên của kỳ kế tiếp. Lặp lại điều này trong 3 tháng liên tiếp. Nếu số ngày giữa các chu kỳ cách xa nhau rõ rệt, chứng tỏ bạn đã bị rối loạn kinh nguyệt.

Bác sỹ Amy Autry - Giáo sư lâm sàng về sản phụ khoa tại Đại học California, San Francisco (Mỹ) cho biết: "Có ít nhất 30% phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi sinh sản". Đôi khi, rối loạn kinh nguyệt là một dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng chuẩn chỉnh như đồng hồ

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Trong nhiều trường hợp, rối loạn kinh nguyệt có liên quan đến sự không rụng trứng. "Điều này có nghĩa là sự rụng trứng đã không diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn, thường là do mất cân bằng nội tiết tố nghiêm trọng", bác sỹ Autry nói.

Đôi khi, kinh nguyệt cũng trở nên bất thường do sự mất câng bằng nội tiết tố, khi đó quá trình rụng trứng vẫn xảy ra, nhưng thời gian rụng trứng của bạn có thể thay đổi rất nhiều mỗi tháng. Điều này là do lối sống và các vấn đề sức khỏe làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Sau đây là những yếu tố có thể trở thành nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt:

Tập thể dục cường độ cao hoặc ăn kiêng: Tập thể dục quá nhiều có thể làm giảm thời gian hành kinh, đôi khi gây mất kinh nguyệt. Ăn kiêng, rối loạn ăn uống hay bệnh tật cũng gây ra hậu quả tương tự.

Stress: Căng thẳng mạn tính hoặc lo âu về một vấn đề nào đó gây ra các rối loạn nội tiết tố. Điều này sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt bất thường.

Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc tránh thai có thể làm cho thời gian có kinh ngắn hơn, hoặc mất kinh.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Hội chứng này gây ra các u nang nhỏ hình thành trên buồng trứng, gây trở ngại cho sự rụng trứng thường xuyên. Phụ nữ bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường bị rối loạn kinh nguyệt. Không chỉ gây vô sinh hiếm muộn, hội chứng buồng trứng đa nang còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch.

Các vấn đề sức khỏe khác: Rối loạn tuyến giáp có thể gây rối loạn kinh nguyệt nếu nồng độ hormone tuyến giáp trong máu quá thấp hoặc quá cao. Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, đái tháo đường, u xơ tử cung, rối loạn ăn uống và lạc nội mạc tử cung... cũng gây rối loạn kinh nguyệt.

Tuổi tác: Rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra khi mới dậy thì, phải mất vài năm chu kỳ kinh nguyệt mới ổn định. Ngoài ra, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh cũng thường bị rối loạn kinh nguyệt do sự biến động về hormone nội tiết tố.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Để điều trị rối loạn kinh nguyệt, bạn cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra vấn đề này.

Theo bác sỹ Autry, nếu bạn thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt, bạn nên kiểm tra xem bạn có mắc hội chứng buồng trứng đa nang hay không. Hội chứng này ảnh hưởng đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Bạn cũng cần kiểm tra vấn đề tuyến giáp và các bệnh lý khác có liên quan đến rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể ảnh hưởng đến việc mang thai, đặc biệt nếu bạn không rụng trứng mỗi tháng. Những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt đang cố gắng mang thai đôi khi được kê đơn thuốc hỗ trợ sinh sản để tăng sự rụng trứng.

Nếu căng thẳng là thủ phạm khiến kinh nguyệt không đều, bạn nên ngồi thiền, tập yoga, đọc sách, nghe nhạc hay bất kỳ hình thức thư giãn nào khác, giúp bạn giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi. Tuy vậy, tránh tập thể dục quá sức và cố gắng không nên ăn kiêng quá nhiều, vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Thuốc tránh thai dạng uống có thể giúp bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng nếu nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt là do sự mất cân bằng nội tiết tố nữ. Tuy vậy, chỉ sử dụng thuốc tránh thai theo sự chỉ định của bác sỹ bởi các tác dụng không mong muốn mà thuốc tránh thai đem lại cho cơ thể bạn, thậm chí nó còn làm nặng hơn tình trạng rối loạn kinh nguyệt của bạn.

Theo Đông y, để điều trị rối loạn kinh nguyệt, cần bồi bổ khí huyết, thông kinh mạch, phòng chống thiếu máu. Để làm được điều này, chị em cần dùng bài thuốc Bát trân thang của y học cổ truyền, với các vị thuốc như Đương quy, Xuyên khung, Thục địa, Bạch thược, Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo, thêm 2 vị thuốc khác là Hương phụ và Trần bì. Những vị thuốc này giúp thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, làm tăng lượng huyết sắc tố, điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh... 

Vân Anh H+ (Theo everydayhealth)

Chậm kinh, trễ kinh: Dùng ngay bài thuốc Bát trân thang! - Ảnh 7

Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết, gia thêm Hương phụ và Trần bì, với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều kinh bổ huyết Phụ Huyết Khang.

Phụ Huyết Khang dùng trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lúc sớm lúc muộn, khí hư bạch đới. Đau bụng kinh và đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ nữ thiếu máu da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bổ và lưu thông khí huyết. Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai và người đang xuất huyết.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006436 để được dược sĩ tư vấn hoặc truy cập website http://phuhuyetkhang.com/ để biết thêm thông tin chi tiết.

*Sản phẩm này là thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa