- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng
TPCN Ninh Tâm Vương – Giúp ổn định nhịp đập trái tim
Các thực phẩm gây tăng nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có chữa khỏi không?
Chung sống hòa bình với rối loạn nhịp tim & ngoại tâm thu
Rối loạn nhịp tim (Cardiac Arrhythmia) là tên gọi chung của một bệnh lý tim mạch, do nhịp tim bị rối loạn bất thường. Trong đó có một số dạng rối loạn nhịp tim không cần điều trị, thì một số dạng lại bắt buộc cần đến sự can thiệp của y tế.
Rối loạn nhịp tim khi nào trở thành bệnh lý.
Mỗi phút, trái tim của người khỏe mạnh, đập khoảng 70 lần và đẩy ra mỗi lần 150ml máu. Trong một đời người, tim đập lần lượt cả gần ba tỷ nhịp, bơm ra cả triệu thùng máu. Liên tục ngày đêm, tim làm việc không mệt mỏi, mặc dù chỉ to bằng nắm tay em bé và nặng trên 300gr. Khi tim đập quá chậm, dưới 50 lần/phút, hoặc quá nhanh, trên 90 lần/phút, hoặc là không đều nhau, lúc nhanh, lúc chậm đều được coi là rối loạn nhịp tim.
- Stress
- Thiếu ngủ
- Các chất kích thích (trà, cà phê, đồ uống có gas)
- Thuốc lá
- Chocolate
- Rượu
- Một số loại thuốc chữa bệnh
- Tình trạng rối loạn điện giải
- Bệnh lý thực tổn hệ tim mạch (như bệnh van tim, bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim…).
Trên thực tế, người bình thường đôi khi cũng gặp phải vài thay đổi thoáng qua, vô hại của nhịp tim. Tuy nhiên, nếu loạn nhịp kéo dài kèm theo các triệu chứng khó thở, đau ngực, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh... thì nên nghĩ tới bệnh rối loạn nhịp tim.
Theo TS. Trần Song Giang, C6 - Viện Tim mạch Trung ương, rối loạn nhịp tim là một tình huống cấp cứu tim mạch rất phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, thậm chí cả trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp bệnh không cần điều trị vì hiện tượng loạn nhịp không gây nguy hiểm.
Loạn nhịp tim nguy hiểm vì dễ bị… coi thường
TS. Trần Song Giang cho hay, rối loạn nhịp tim thường bị nhầm với tình trạng tim đập nhanh do hồi hộp, lo âu hay tim đập chậm do hạ huyết áp… Tuy nhiên, đa số những bệnh nhân rối loạn nhịp tim đang khám tại viện đều có những biểu hiện chung như đau đầu nhẹ, mệt mỏi, hoa mắt choáng váng, vã mồ hôi, nôn hoặc buồn nôn, đánh trống ngực, khó thở trong thời gian dài… Chỉ một số ít trường hợp hầu như không có biểu hiện. Một số bệnh nhân rối loạn nhịp tim bị ngất đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước.
TS. Trần Song Giang, C6 - Viện Tim mạch Trung ương
Tử vong do rối loạn nhịp tim chiếm khoảng 38% trong số những trường hợp tử vong bởi các bệnh lý về tim mạch. Rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ và suy tim. Khi rung tim, tim không thể bơm máu hiệu quả dẫn đến tình trạng ứ đọng máu. Điều này có thể tạo nên các cục máu đông trong tim. Nếu cục máu đông bị vỡ rời, nó có thể di chuyển và lên não, cản trở động mạch của não và gây đột quỵ. Bên cạnh đó, khi tim bơm máu không hiệu quả trong một thời gian dài do nhịp tim quá chậm hoặc quá nhanh, người bệnh có thể gặp biến chứng suy tim.
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh tim mạch, nhưng việc chẩn đoán còn ít được coi trọng, cá biệt nhiều trường hợp còn bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh khác. Vì vậy đừng coi thường những cơn “loạn nhịp” của trái tim nếu kèm theo đó là các triệu chứng: Trống ngực, hồi hộp, khó thở… Khi gặp các vấn đề trên thì hãy đến gặp bác sỹ để được thăm khám, chẩn đoán bệnh sớm nhất.
Tuệ Nhi (H+)
Bình luận của bạn