Rối loạn nhịp tim có chữa khỏi không?

Nếu tình trạng rối loạn nhịp tim xuất hiện thường xuyên sẽ tiềm ẩn những rủi ro cho sức khỏe

TPCN Ninh Tâm Vương – Giúp ổn định nhịp đập trái tim

Chung sống hòa bình với rối loạn nhịp tim & ngoại tâm thu

Rối loạn nhịp tim - Chớ coi thường!

Hít khói bụi nhiều dễ rối loạn nhịp tim

Vì thế, trước mỗi tình trạng nhịp nhanh, bạn đều cần được chẩn đoán chính xác để có hướng điều trị kịp thời nhằm tránh rủi ro không đáng có.

Điều trị rối loạn nhịp tim chậm

Nếu rối loạn nhịp tim chậm gây ra bởi bệnh suy giáp hoặc tác dụng phụ của thuốc thì việc đầu tiên cần làm là điều trị nguyên nhân. Nếu không tìm được nguyên nhân tiềm ẩn, người bệnh có thể được chỉ định cấy máy tạo nhịp tim.

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ được đặt dưới da vùng ngực hoặc bụng, sử dụng xung điện để điều chỉnh nhịp tim ở tốc độ bình thường (thay thế cho nút nhĩ thất).

Điều trị rối loạn nhịp tim nhanh

Có nhiều cách điều trị rối loạn nhịp tim nhanh, phổ biến là:

- Thuốc chống loạn nhịp tim: Làm giảm các cơn loạn nhịp nhanh và làm tim đập chậm lại khi cơn loạn nhịp nhanh xảy ra. Thuốc chống loạn nhịp tim cần được sử dụng chính xác để có được hiệu quả tốt nhất cũng như phòng tránh các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt làm chậm nhịp tim khiến người bệnh phải cấy máy tạo nhịp.

- Nghiệm pháp Vagal: Ngăn chặn các cơn loạn nhịp nhanh bằng những động tác đơn giản như ho, chườm nước đá lên mặt và nín thở - gắng sức. Các động tác này ảnh hưởng đến dây thần kinh Vagal (dây thần kinh phế - vị) và khiến tim đập chậm lại.

- Sốc điện: Nếu nhịp tim nhanh bắt đầu xuất hiện từ tâm nhĩ (rung nhĩ), một cú sốc điện có thể thiết lập lại nhịp tim đều đặn. Đây là phương pháp không xâm lấn và không gây đau đớn cho người bệnh.

Trong một vài trường hợp, một cú sốc điện có thể thiết lập lại nhịp tim đều đặn

- Cắt bỏ: Sử dụng một hoặc nhiều ống thông luồn qua các mạch máu, đến khu vực phát sinh rối loạn nhịp tim của quả tim. Các điện cực hai đầu ống thông được đốt nóng hoặc làm lạnh để phá hủy (cắt bỏ) một phần mô tim. Thông thường, tình trạng rối loạn nhịp tim sẽ chấm dứt.

- Cấy máy khử rung tim dưới da (ICD): Sử dụng trong trường hợp rối loạn nhịp tim nhanh có nguồn gốc từ tâm thất (nhịp nhanh thất hoặc rung thất) hoặc người bệnh có nguy cơ cao bị nặng hơn. ICD được cấy gần xương đòn trái, theo dõi nhịp tim liên tục và điều chỉnh khi nhịp quá nhanh hoặc quá chậm. Các chuyên gia đánh giá, so với thuốc thì ICD hiệu quả hơn trong việc phòng ngừa tử vong do rối loạn nhịp tim.

- Điều trị phẫu thuật: Bao gồm tạo sẹo nhĩ, phẫu thuật phình thất và phẫu thuật mạch vành.

Bên cạnh các phương pháp trên thì việc điều chỉnh lối sống cũng như chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng để bảo vệ trái tim: Cần bỏ thuốc lá, hạn chế căng thẳng và các chất kích thích (cồn, caffeine…) và ăn các thực phẩm tốt cho tim (cá, rau xanh, ngũ cốc…). Đồng thời, sử dụng các thảo dược có lợi cho tim, giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim như Khổ sâm, Đan sâm và các thành phần Taurine, L-carnitin, Magne.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch