Những lầm tưởng trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là bệnh tự miễn ảnh hưởng tới cả xương khớp và làn da

Những loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm khớp vảy nến

Làm sao để phòng ngừa viêm khớp vảy nến tiến triển?

Bệnh viêm khớp vảy nến có nguy hiểm không?

Làm thế nào để kiểm soát viêm khớp vảy nến?

4 quan điểm sai lầm trong khi điều trị viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là tình trạng viêm khớp mạn tính có liên quan với bệnh vảy nến. Tỷ lệ viêm khớp vảy nến xảy ra ở khoảng 10-30% bệnh nhân bị vảy nến. Không chỉ gây bong tróc da, ngứa ngáy, bệnh còn khiến người mắc phải chịu những tổn thương trên khớp, đặc biệt là các vị trí như: Ngón tay, ngón chân, đầu gối, cột sống.

Viêm khớp vảy nến được coi là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch bị rối loạn, dẫn đến tự miễn dịch. Khi đó, thay vì tấn công tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch tấn công vào biểu bì và khớp. Hậu quả là các tế bào da tăng sinh bất thường, dày lên thành từng mảng như vảy nến, bong tróc. Xương khớp bị viêm cũng sưng và đau nhức, nếu không kiểm soát sớm có thể dẫn tới biến dạng chân tay.

Hiện tượng biến dạng do viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là bệnh mạn tính và không thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh đúng cách có thể giảm triệu chứng viêm, đồng thời ngăn ngừa tổn thương tới khớp. Hiện nay, một số quan điểm sai lầm sau có thể cản trở quá trình điều trị viêm khớp vảy nến:

Chỉ điều trị ngoài da

Viêm khớp vảy nến ảnh hưởng tới cả da và xương khớp, do đó, người bệnh cần điều trị song song các tổn thương về da và khớp. Ngoài việc sử dụng thuốc bôi ngoài da, người bệnh cần kết hợp các biện pháp điều hòa hệ miễn dịch, bảo vệ khớp theo đúng hướng dẫn của bác sỹ.

Lạm dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Người bệnh viêm khớp cần tuân thủ phác đồ điều trị, hạn chế lạm dụng thuốc NSAIDs

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) thường được sử dụng để giảm đau cứng khớp, sưng viêm ở người bệnh viêm khớp vảy nến. Bác sỹ có thể kê đơn NSAIDs cho người có các triệu chứng viêm khớp vảy nến nhẹ đến trung bình.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thuốc không có tác dụng phụ. Người dùng liều cao trong thời gian dài có nguy cơ xuất huyết dạ dày, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, tăng huyết áp. Vì thế, người bệnh viêm khớp vảy nến cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sỹ.

Tự ý dừng thuốc khi triệu chứng giảm

Viêm khớp vảy nến là bệnh mạn tính rất dễ tái phát nếu người bệnh không duy trì lối sống lành mạnh cũng như sử dụng thuốc đều đặn. Trong quá trình điều trị viêm khớp vảy nến, bệnh nhân phải được theo dõi sát sao, không tự ý dừng hay đổi thuốc.

Người bị viêm khớp vảy nến không nên tập thể dục

Nhiều người bệnh viêm khớp vảy nến thường e ngại cơn đau xương khớp nên hạn chế tập thể dục. Trong thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng, vận động thể chất phù hợp có thể góp phần giảm đau và cứng khớp, cải thiện sự linh hoạt cũng như duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Người bệnh viêm khớp vảy nến vẫn có thể thực hiện những hình thức tập luyện thể chất nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ hoặc đạp xe. Bạn nên có chế độ tập luyện hợp lý để giảm áp lực cho khớp, đồng thời chú ý chăm sóc da trước và sau bơi lội.

Giải pháp an toàn từ thiên nhiên giúp cải thiện viêm khớp vảy nến

Hầu hết thuốc chống viêm, chống thấp khớp chỉ đáp ứng được mục tiêu trước mắt là làm giảm triệu chứng, chứ chưa giúp ngăn ngừa bệnh tái phát và phòng ngừa biến chứng. Xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược vừa an toàn, giúp kiểm soát viêm khớp vảy nến từ gốc (do rối loạn, suy giảm miễn dịch) đến ngọn (cải thiện các triệu chứng) đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tiêu biểu là bộ đôi thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống chứa cây sói rừng và kem bôi thảo dược chứa chitosan.

Thành phần cây sói rừng giúp điều hòa miễn dịch, cải thiện triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy, đau khớp. Kem bôi chứa chitosan vừa có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, đặc biệt kéo dài chu kỳ sống của tế bào, nhờ đó mà tác động toàn diện lên bệnh viêm khớp vảy nến.

Bộ đôi sản phẩm này đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia đầu ngành tại nhiều bệnh viện lớn như: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108... cho hiệu quả rất tích cực trên bệnh vảy nến, cụ thể kết quả nghiên cứu chỉ ra: Nhóm nghiên cứu đạt kết quả tốt gấp 10 lần so với nhóm đối chứng. Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, bộ đôi sản phẩm này đã vinh dự đón nhận rất nhiều giải thưởng như: Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em, Top Brand 2019, Thương hiệu gia đình tin dùng nhiều năm liền.

Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm được quảng bá giúp cải thiện bệnh vảy nến thì chuyên gia khuyên bạn nên chọn bộ đôi “trong uống ngoài bôi” được sản xuất và phân phối bởi công ty đã có tên tuổi nhiều năm, đã được nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng, nhận nhiều giải thưởng uy tín... Bộ đôi chứa thành phần chính sói rừng và chiết xuất chitosan nói trên chính là số ít sản phẩm đáp ứng được đầy đủ tất cả những tiêu chí như vậy.

Trang Vũ

Bộ sản phẩm thảo dược “trong uống - ngoài bôi”: Giúp hỗ trợ điều trị vảy nến
Người bị vảy nến có thể sử dụng thêm bộ đôi sản phẩm thảo dược có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, đó là Kim Miễn Khang và Explaq. Viên uống Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng bệnh vảy nến.
Kem bôi Explaq với thành phần chính là chitosan kết hợp với các thành phần khác góp phần làm sạch vảy nến, dưỡng da, duy trì độ ẩm, giữ cho da mềm mại, mịn màng.
Hơn nữa, bộ đôi nhãn hàng Kim Miễn Khang và Explaq tự tin cam kết hoàn lại 100% tiền nếu quý khách sử dụng không hiệu quả. Hãy đăng ký để tham gia chương trình!
Sản phẩm Kim Miễn Khang được tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
Số GPQC:1077/2020/ ATTP-XNQC
ĐT: 024.38461530 - 028.62647169
Sản phẩm Explaq được tiếp thị bởi: Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.
Địa chỉ: 173 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
Số GPQC: 21/2020/XNQCMP-YTHN
SĐT: 024.37757240
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu