Sâm Ngọc Linh – Dược liệu quý trước bờ tuyệt chủng

Sâm Ngọc Linh – Dược liệu quý đang phải trước bờ tuyệt chủng

Tỏi đen - Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh kỳ truyện

Kon Tum: Nhan nhản sâm Ngọc Linh giả

Mua sâm Ngọc Linh "đại hạ giá": Coi chừng hàng rởm!

Sâm Ngọc Linh và những "ngón nghề" siêu lừa đảo tại TP.HCM

Dược liệu quý

Sâm Ngọc Linh, còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu 5, là loại dược liệu đặc hữu của Việt Nam. Trước khi có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng đối với sức khỏe, loại sâm này đã được các dân tộc thiểu số Việt Nam dùng trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, sốt rét, đau bụng, phù thũng.

Theo TS. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam, những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng an thần, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, bảo vệ tế bào gan...

Sâm Ngọc Linh là một loại dược liệu quý (Ảnh: Nhansamngoclinh)

Nghiên cứu dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: Bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí óc, thể lực và sức đề kháng được cải thiện… Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có một số tính năng mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không có.

Sâm giả “lấn” sâm thật!

Cây sâm Ngọc Linh tự nhiên sinh trưởng ở độ cao từ 1.200m trở lên, dưới tán rừng già, ít ánh sáng. Cho tới nay, loại sâm này chỉ có ở núi Ngọc Linh – địa giới giữa 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao từ 40 cm đến 1m.

Sâm Ngọc Linh thoạt nhìn rất giống nhân sâm Triều Tiên, nhưng để ý kỹ sẽ thấy thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc do thân khí sinh rụng hàng năm để lại, củ sâm nhỏ có màu sẫm xanh.

Cách đây vài chục năm, nguồn sâm Ngọc Linh còn dồi dào, bà con dân tộc thiểu số nơi đây chỉ lấy những củ sâm có từ 7 -10 mấu trở lên (khoảng 7–10 tuổi).

Từ khi công dụng được công bố, giá sâm Ngọc Linh nhanh chóng tăng từ 20 - 30 triệu đồng/kg lên đến 50 – 70 triệu đồng/kg, thậm chí 80 triệu đồng/kg sâm tươi. Dù có mức giá khá đắt đỏ, lượng sâm Ngọc Linh mọc lên từ núi rừng vẫn không đủ để cung ứng. Vì thế, nhiều người đã lợi dụng thời cơ, làm giả sâm Ngọc Linh hòng trục lợi, đặt sâm Ngọc Linh trước bờ tuyệt chủng.

Tam thất hoang có hình dạng rất giống sâm Ngọc Linh giả (Ảnh: Nhansamngoclinh)

Trong mấy năm trở lại đây, do việc mua bán sâm giả bị phanh phui, một số thương lái bắt đầu đưa cả giống tam thất mà có hình dáng tương tự sâm Ngọc Linh từ phía Bắc vào Kon Tum, Quảng Nam để trồng, khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt thật giả.

Củ tam thất dễ trồng, ở độ cao dưới 1.200m cây vẫn sống, vẫn phát triển tốt. Mỗi năm loại này sinh trưởng 7 - 10 đốt, vì thế chỉ cần 2 - 3 năm là có thể thu hoạch, trong khi sâm Ngọc Linh thật phải cần đến cả chục năm.

Những người trồng sâm Ngọc Linh lâu năm bày tỏ lo lắng rằng một khi tam thất phía Bắc đã vào lãnh địa pha tạp với sâm Ngọc Linh thì trong vòng 5 - 10 năm nữa, chúng lấn át và đẩy loài sâm Ngọc Linh thuần chủng đi đến tuyệt chủng.

Trước thực trạng này, rất cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng để bảo tồn loại dược liệu quý!

Phân biệt sâm Ngọc Linh thật, giả:
- Cắt một lát sâm bỏ vào mật ong nếu chuyển qua màu đen là sâm giả, còn màu vàng là sâm Ngọc Linh thật.
- Ăn thì có vị đắng, ngọt, không cay là sâm Ngọc Linh, sâm giả ăn vào đắng, cay, dễ rộp lưỡi, không ngọt.
- Độ già của sâm Ngọc Linh tính bằng mắt (sẹo), cứ một mắt là một năm tuổi. Sâm đạt chất lượng phải trồng trên 6 năm tại núi Ngọc Linh.
Tín hiệu tốt trong bảo tồn sâm Ngọc Linh
Ngày 2/12, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM đã nghiên cứu thành công chuyển gene tạo rễ cây sâm Ngọc Linh, làm tiền đề cho việc tạo sinh khối rễ và tách chiết hoạt chất saponin trong sâm Ngọc Linh trong phòng thí nghiệm.
Kim Chi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất