Là một loại nước uống phổ biến ở các nước phương Tây và mới du nhập vào Việt Nam nhưng đã được nhiều bạn trẻ biết đến và yêu thích. Hiện không ít người lạm dụng nước soda mà không hề quan tâm đến thành phần dinh dưỡng thực của loại nước uống này. Có người thường dùng nước soda thay nước uống, thay nước giải khát, người thì dùng soda lẫn với rượu để uống được nhiều rượu hơn. Người lại sử dụng soda sau khi lao động nặng vì cho rằng đỡ mệt mỏi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bình thường soda là nước uống vô hại, nhưng nếu lạm dụng quá mức thức uống này thì rất nguy hại cho sức khoẻ vì trong soda có axit, đây là chất có tính ăn mòn rất cao tác động có hại nhiều nhất lên răng và vách ngăn dạ dày.
Theo TS. Phạm Đình Toán, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, lượng axit clohydric ở trong dạ dày vốn nhiều nên khi uống soda vào đến dạ dày lượng nước này kết hợp với axit làm giảm nồng độ axit trong dạ dày xuống, trên cơ sở đó bệnh nhân đau dạ dày cảm thấy đỡ đau. Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng trong một phạm vi hẹp, tức thì, còn nếu dùng soda nhiều sẽ kích thích sản xuất ra axit nhiều hơn và gây đau hơn, gây mỏng thành dạ dày nhiều hơn.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra uống quá nhiều nước soda có thể
gây loạn nhịp tim và các chứng bệnh khác. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo
chúng ta không nên lạm dụng. Nếu chúng ta bị tích nước, bị phù càng không nên uống
soda vì thành phần Natri trong đó khi đi vào cơ thể càng góp phần làm tích nước
trong cơ thể.
Bình luận của bạn