Tiểu cầu giúp ngăn ngừa sự mất máu ở người khi gặp các chấn thương (Ảnh: Pixabay)
SỐC: 3/4 kem chống nắng không thể chống nắng và danh sách kem chống nắng tốt nhất 2017
Đông Trùng Hạ Thảo: Tinh hoa của đất - báu vật của trời
Làm sao ngăn chặn cơn đau do sỏi mật trong vòng 15 phút?
Đau lưng do thoát vị đĩa đệm có nên dùng Cốt Thoái Vương?
Tiểu cầu, các protein nhỏ nhất tạo thành máu, có trách nhiệm tạo ra cục máu đông tại chỗ chấn thương để ngăn ngừa sự mất máu. Mặc dù chức năng khá quan trọng, nhưng sự xuất hiện, tích tụ quá nhiều tiểu cầu dẫn tới tình trạng tăng tiểu cầu và có thể là dấu hiệu sớm của căn bệnh ung thư - theo một kết quả nghiên cứu được thực hiện trong nhiều năm.
Kết quả nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Y học thực hành của Anh. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã xem xét, đánh giá hồ sơ y tế của khoảng 40.000 bệnh nhân và thấy rằng, 11% nam giới và 6% phụ nữ trên 40 tuổi có số lượng tiểu cầu tăng cao đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trong vòng 1 năm sau đó. Con số này tiếp tục tăng lên nếu cá nhân có số lượng tiểu cầu tăng lên lần thứ 2 trong 6 tháng tiếp theo.
"Chúng tôi biết rằng, chẩn đoán sớm là chìa khóa giúp bệnh nhân ung thư kéo dài thời gian sống", tiến sĩ Sarah Bailey, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. "Những bệnh nhân có dấu hiệu tăng tiểu cầu có thể được chẩn đoán ung thư sớm khoảng 3 tháng - điều này có thể tạo ra sự khác biệt quan trọng trong chẩn đoán sớm và điều trị ung thư".
Còn theo TS. Willie Hamilton, đồng tác giả nghiên cứu, "Phát hiện của chúng tôi về mối liên hệ chắc chắn giữa tăng tiểu cầu với căn bệnh ung thư, đặc biệt ở nam giới, còn mạnh hơn so với sự xuất hiện của khối u vú với căn bệnh ung thư vú ở phụ nữ. Điều này có thể giúp các bác sỹ phát hiện sớm nguy cơ ung thư và nó có thể cứu sống hàng trăm sinh mạng mỗi năm".
Theo Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), số lượng tiểu cầu ở một người bình thường dao động trong khoảng từ 150.000 đến 450.000 đơn vị/microliter máu. Sự tăng tiểu cầu xảy ra khi các cá nhân có hơn 450.000 tiểu cầu/microliter máu, trong khi có ít hơn 150.000 tiểu cầu/microliter máu được gọi là giảm tiểu cầu (thrombocytopenia).
Một số triệu chứng thông thường của tình trạng tăng tiểu cầu bao gồm: da bầm tím hoặc chảy máu bất thường tại mũi, miệng và lợi, hoặc dạ dày và đường ruột. Trong một số trường hợp, tình trạng này cũng có thể gây đau, sưng, tê và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.
Bình luận của bạn