Đồng tử của mèo biến đổi nói lên điều gì?

Có thể các "sen" chưa biết, đồng tử của mèo giãn nở tới hàng trăm lần mỗi ngày

Liệu mèo và chim có thể sống chung?

Cho mèo cưng ăn tỏi có thể dẫn đến tác hại khôn lường

Mèo có thể ăn thức ăn dành cho cún không?

4 cách giúp mèo cưng chăm uống nước

Hành vi của loài mèo so với cún thường phức tạp và khó đoán hơn nhiều. Trong khi cún thể hiện sự vui mừng một cách rõ ràng qua những cái vẫy đuôi nhiệt tình thì mèo lại có xu hướng giấu kín cảm xúc bên trong, giữ một "khuôn mặt lạnh" đặc trưng. Theo Molly DeVoss - chuyên gia hành vi và huấn luyện mèo đồng thời là nhà sáng lập trang thông tin cho mèo cưng Cat Behavior Solutions, đây là một đặc điểm vốn có trong bản năng của mèo.

"Mèo đã tiến hóa để thích nghi với cuộc sống đơn độc. Trong môi trường tự nhiên, chúng thường sống một mình và ít có nhu cầu giao tiếp phức tạp như loài chó," chuyên gia DeVoss chia sẻ. Tuy nhiên, bằng cách quan sát kỹ các tín hiệu ngôn ngữ cơ thể tinh tế, chúng ta vẫn có thể phần nào hiểu được tâm trạng của mèo. Một trong những ví dụ điển hình là sự thay đổi kích thước đồng tử.

Sự thay đổi kích thước đồng tử ở mèo chính là một biểu hiện của trạng thái cảm xúc. Theo Leslie Sinn một chuyên gia về hành vi thú y tại Mỹ, hệ thần kinh tự chủ đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh kích thước đồng tử. Cụ thể, trong các tình huống căng thẳng, hệ thần kinh giao cảm kích hoạt, dẫn đến sự giãn nở đồng tử, chuẩn bị cơ thể cho các phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy". Ngược lại, khi mèo ở trạng thái thư giãn, hệ thần kinh phó giao cảm chiếm ưu thế, khiến đồng tử co lại, tương ứng với phản ứng "nghỉ ngơi và tiêu hóa".

Khi đồng tử của mèo co lại, đồng thời có những biểu cảm tự vệ thì đây là lúc chúng đang cảm thấy khó chịu, giận giữ.

Khi đồng tử của mèo co lại, đồng thời có những biểu cảm tự vệ thì đây là lúc chúng đang cảm thấy khó chịu, giận giữ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kích thước đồng tử không chỉ phản ánh trạng thái cảm xúc mà còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của cường độ ánh sáng. Khi tiếp xúc với cường độ sáng cao, đồng tử sẽ tự động co lại để hạn chế lượng ánh sáng đi vào mắt, bảo vệ các tế bào võng mạc khỏi tổn thương. Ngược lại, trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc khi cơ thể đang ở trạng thái thư giãn, đồng tử có xu hướng giãn nở.

Còn khi ở trong điều kiện môi trường thiếu sáng, đồng tử sẽ giãn nở để thu nhận lượng ánh sáng tối đa, qua đó nâng cao khả năng thị giác. Cũng giống như đồng tử của mèo giãn ra tối đa trong bóng đêm để thích nghi với môi trường thiếu sáng, mắt người cũng có cơ chế tương tự. Nhưng nếu đồng tử giãn nở bất thường ngay cả trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy cá nhân đó đang trải qua trạng thái căng thẳng, sợ hãi hoặc lo lắng.

Khi mèo ở trạng thái thư giãn, đồng tử của chúng sẽ co lại thành hình quả hạnh nhân. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể, cho phép mèo điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt và tập trung vào các vật thể xung quanh.

Đồng tử của mèo có thể thay đổi kích thước và hình dạng liên tục trong ngày và điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các dấu hiệu như đục thủy tinh thể, thay đổi màu sắc mống mắt, sưng, chớp mắt quá nhiều, chảy nước mắt hoặc mèo thường xuyên dụi mắt có thể là biểu hiện của các vấn đề về mắt, chẳng hạn như chứng đồng tử không đều (anisocoria).

Theo Bệnh viện thú y VCA (Mỹ), chứng đồng tử không đều là tình trạng 2 đồng tử của mèo có kích thước khác nhau. Điều này cho thấy có thể có sự cố về thần kinh hoặc cấu trúc mắt, gây cản trở quá trình truyền tín hiệu và phản ứng của mắt. Đây là một dấu hiệu nghiêm trọng cần được bác sĩ thú y thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào nêu trên ở mèo cưng, hãy liên hệ với bác sĩ thú y ngay để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe kịp thời.

 
Hà Chi (Theo Daily Paws)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn cùng nhà