Sữa mẹ sẽ thay đổi thế nào khi trẻ bị ốm?

Sữa mẹ có đủ lượng chất béo, đường, nước, protein và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Có nên cho trẻ uống đồ uống chứa caffeine?

Trẻ em bị cúm dùng Tamiflu thế nào cho an toàn?

Podcast: Xử trí thế nào khi trẻ bị ngộ độc hóa chất?

Podcast: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn và kiêng gì?

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dồi dào các yếu tố bảo vệ, giúp bé chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Trong sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể, đặc biệt là sữa non - loại sữa đầu tiên mà bé nhận được sau khi sinh. Các kháng thể này tiếp tục duy trì trong sữa mẹ trong suốt quá trình cho con bú, kể cả khi bé đã lớn.

Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa hỗn hợp protein, chất béo, đường và tế bào bạch cầu, tất cả đều góp phần vào việc chống lại nhiễm trùng. Các thành phần tăng cường miễn dịch khác như lactoferrin, lactadherin, antiproteases và osteopontin cũng có mặt, giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé.

Theo Học viện Y học Nuôi con bằng sữa mẹ (Mỹ), có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy sữa mẹ thay đổi khi mẹ bị ốm. Khi mẹ cảm thấy không khỏe, cơ thể sẽ ngay lập tức sản xuất kháng thể chống lại bệnh, và các kháng thể này sẽ xuất hiện trong sữa mẹ. Tương tự, nếu bé ốm trước, Học viện Y học Nuôi con bằng sữa mẹ cũng khẳng định rằng các yếu tố chống bệnh tật trong sữa mẹ sẽ tăng lên để bảo vệ bé một cách tối ưu.

Dù cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn, nhưng các bằng chứng hiện tại cho thấy sữa mẹ có sự thay đổi để đáp ứng với bệnh tật của trẻ. Cụ thể, một nghiên cứu vào năm 2012 đã phát hiện ra rằng khi trẻ bị nhiễm trùng, hàm lượng tế bào bạch cầu (đại thực bào) trong sữa mẹ tăng lên, cùng với các yếu tố bảo vệ khác. Điều này chứng tỏ rằng cơ chế bảo vệ miễn dịch từ sữa mẹ khi trẻ ốm là chủ động và phản ứng nhanh.

Một nghiên cứu khác vào năm 2013 cũng cho thấy lượng bạch cầu cơ bản trong sữa mẹ tăng đáng kể khi cả mẹ hoặc bé đều bị bệnh. Khi bệnh khỏi, lượng bạch cầu trở lại mức bình thường, cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tật và lượng bạch cầu trong sữa mẹ. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng có sự tương quan chặt chẽ giữa sức khỏe của mẹ và bé, và lượng bạch cầu trong sữa mẹ.

Những lợi ích sức khỏe nào mà trẻ nhận được khi bú mẹ lúc bị bệnh?

Sữa mẹ không chỉ giúp phòng ngừa bệnh tật cho trẻ sơ sinh ngay từ đầu, mà còn bảo vệ con khỏi những bệnh thường gặp như nhiễm trùng tai, tiêu chảy, nôn mửa, viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngay cả khi bé không may bị ốm, việc cho con bú vẫn mang lại nhiều lợi ích:

  • Giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh: Các nghiên cứu cho thấy sữa mẹ giúp rút ngắn thời gian và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.
  • Bù nước và dễ tiêu hóa: Sữa mẹ cung cấp đủ nước cho bé, và thường là nguồn dinh dưỡng duy nhất bé có thể dung nạp khi bị nôn trớ hoặc ốm.
  • An ủi và gắn kết: Cho con bú giúp bé cảm thấy an tâm, gần gũi và tăng cường sự gắn kết với cha mẹ.
  • Lợi ích cho mẹ: Cho con bú là cơ hội để mẹ nghỉ ngơi cùng bé, đồng thời giải phóng các hormone "hạnh phúc" như prolactin và oxytocin, giúp mẹ cân bằng cảm xúc trong những thời điểm căng thẳng, chẳng hạn như khi con bị ốm.
 
Việt An (Theo healthline.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ