Sữa mẹ giúp giảm nguy cơ viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp gắn kết mẹ - bé mà còn phòng các bệnh cho bé

Mẹ nên ăn gì để có nguồn sữa tốt nhất cho con?

Tại sao trẻ bú sữa mẹ nhưng vẫn còi cọc, không tăng cân?

Một hợp chất trong sữa mẹ có khả năng chống lại hại khuẩn

Nhiều trẻ viêm phổi nặng vì thời tiết chuyển mùa

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có tỷ lệ nhiễm trùng đường tiêu hóa và đường hô hấp thấp hơn so với trẻ chỉ bú mẹ dưới 6 tháng. Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp hữu ích để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi trong suốt 23 tháng đầu đời của trẻ.

Dinh dưỡng mà trẻ sơ sinh cần để phát triển và khỏe mạnh đều có trong sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa phù hợp cho trẻ. Các dưỡng chất trong sữa mẹ đều có kết cấu đơn giản dễ tiêu hóa và giàu Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Việc Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tiết kiệm mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và giảm nguy cơ mắc một số bệnh.

Vì sao sữa mẹ giảm nguy cơ viêm phổi ở trẻ sơ sinh?

Sữa mẹ đáp ứng nhu cầu Dinh dưỡng giúp trẻ sơ sinh khỏe mạnh

Sữa mẹ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giúp trẻ sơ sinh khỏe mạnh

Hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển, cả sữa non và sữa mẹ nói chung đều chứa các thành phần giúp phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Điều này là do trong sữa mẹ có những chất có khả năng ức chế sự liên kết, xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm như Haemophilus influenzae và Streptococcus pneumoniae vào các thụ thể trên bề mặt tế bào vật chủ.

Đồng thời, sữa mẹ cũng chứa các thành phần miễn dịch như oligosaccharide, immunoglobulin A (IgA), lactoferrin và các tế bào miễn dịch khác hỗ trợ sự phát triển và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, là cách bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng như viêm phổi và viêm dạ dày ruột.

Ngoài ra, sữa mẹ còn có tỷ lệ lý tưởng của chất béo, đường, nước, protein và các vitamin phù hợp, đáp ứng dinh dưỡng cho sự phát triển của bé, hỗ trợ trẻ sơ sinh tăng cân một cách cân đối.

Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh bị viêm phổi và tiêu chảy có thể bị suy dinh dưỡng nặng, bị ho và giảm oxy máu (cấp và mạn tính) nếu không được bú sữa mẹ trong suốt thời kỳ sơ sinh. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ trong suốt giai đoạn sơ sinh đầu đời của trẻ. Phần lớn các tổ chức y tế khuyên trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời.

 
Nguyễn Thanh (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ