10 thảo dược quý trong điều trị bệnh hô hấp

Lá hen là thảo dược "nhiệm màu" đối với các bệnh hen phế quản và COPD

Việt Nam có 8 triệu bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Thảo dược cho bệnh hen suyễn và COPD

Dưới đây là một số thảo dược đã được chứng minh là đem lại hiệu quả tốt trong quá trình hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp.

Bạc hà 

Thân và lá bạc hà có chứa nhiều tinh dầu, với thành phần chính là menthol, chiếm trên 70%. Bạc hà có vị cay thơm, tính ấm, có tác dụng trị ngoại cảm phong nhiệt, phát sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, ho, viêm họng sưng đau, ngứa nổi mề đay, tiêu hóa… Khi sử dụng bạc hà để chữa bệnh cần chú ý liều dùng bởi bạc hà, tinh dầu bạc hà hay menthol có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp, kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột…

Lá bạc hà có tác dụng ngay với các bệnh hô hấp ở thể nhẹ

Bạch đàn 

Lá bạch đàn có chứa nhiều tinh dầu, trong đó, khoảng 80 - 85% là eucalyptol, ngoài ra còn có phellandren, aromadendren, pinen, camphen. Theo y học cổ truyền, lá bạch đàn có tác dụng hạ nhiệt, diệt vi khuẩn, diệt ký sinh trùng, long đờm. Khi dùng, lấy lá sắc nước uống hoặc hãm nước sôi với liều 3 - 4 lá trong 1 ly nước, ngày uống 3 - 5 lần, sẽ chữa được các bệnh thuộc đường hô hấp như viêm phế quản cấp và mạn tính, ho, hen suyễn. Xông mũi chữa cảm sốt, ho, nặng đầu.

Cam thảo Bắc

Trong Y học cổ truyền, Cam thảo sống được dùng để chữa cảm, ho mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày, tiêu chảy, ngộ độc. Cam thảo chích có tác dụng bồi bổ, chữa tỳ vị hư nhược, thân thể mệt mỏi, kém ăn. Cam thảo Bắc làm cho thuốc ngọt dễ uống và thường có trong thành phần các thuốc viên, thuốc phiến, kẹo ngậm, siro chữa ho. Trong một số tài liệu y học Trung Quốc, cam thảo Bắc dùng phối hợp với một số dược liệu khác làm thuốc long đờm chữa ho gà, thuốc chữa lao phổi và viêm phế quản…

Cánh kiến trắng 

Còn được gọi là an tức hương, là nhựa để khô lấy từ thân cầy bồ đề. Nhựa bồ đề có chứa acid benzoic tự do, acid cinamic, vanilin, benzoyl benzoate… được sử dụng để chữa viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, ho, đau bụng lạnh, phụ nữ đẻ máu xấu, bị ngất… Nhựa bồ đề có vị cay, đắng, tính bình, không độc, vào các kinh tâm, phế, tỳ có tác dụng khai khiếu, an thần, tán đờm, trừ tà khí, kháng sinh…

Lá Hen  

Được ghi nhận có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch, trừ ho. Trong dân gian thường dùng lá hen sắc nước uống để chữa hen suyễn, ho gà, viêm phế quản. Hiệu quả sau 2 - 3 ngày, có thể sau 7 - 8 ngày, có trường hợp có kết quả sau 10 phút. 

Lá hen là loại thảo dược quý dành cho những người bị bệnh hen và COPD

Cốt khí củ 

Đông y ghi nhận Cốt khí củ có tác dụng khu phong, trừ thấp, lợi tiểu, hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, giảm độc, hóa đàm chỉ khái. Cốt khí củ có tác dụng chống viêm trên các mô hình gây viêm thực nghiệm và có ảnh hưởng ức chế tác dụng gây co thắt cơ trơn của histamin và acetylcholin. Đặc biệt, Cốt khí củ còn chứa resveratrol đã được chứng minh có tác dụng ức chế giải phóng cytokine gây viêm bởi các đại thực bào phế nang trên bệnh nhân COPD.

Hẹ 

Trong toàn thân cây hẹ có chứa các thành phần aliin, methylaliin, hợp chất sulfide, linalol tạo nên vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí… Cây hẹ được sử dụng làm gia vị và làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, lá và thân hẹ được sử dụng để chữa ho cho trẻ em, hen suyễn, tiêu hóa kém. Để chữa ho cho trẻ nhỏ dùng lá hẹ 15gr, hoa đu đủ đực 15gr, hạt chanh 20 hạt. Tất cả dùng tươi, cho vào bát sạch, giã nát, thêm đường và 10ml nước. Đem hấp chín để nguội, cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày, dùng 3 – 4 ngày liên tục.

Nấm linh chi

Có chứa các sterol, enzyme, protein, các acid amin và nhiều nguyên tố vô cơ như calci, magne, sắt, kẽm, đồng… Nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, được sử dụng để chữa suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ, viêm khí quản, bệnh bụi silic phổi, lao, tăng cholesterol máu, viêm gan, đau dạ dày…

Nấm linh chi có tác dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, ngăn chặn các nguy cơ bệnh hô hấp

Tràm 

Trong lá tươi có tinh dầu cineol, cymen, pinen, terpinen, geraniol và terpineol. Theo y học cổ truyền, lá Tràm có vị cay, tính ấm, mùi thơm dễ chịu, tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp, giảm đau. Thường dùng cành lá tươi sắc hoặc hãm nước sôi uống với liều 20gr trong 1 lít, chữa các chứng sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt, đau nhức mình mẩy, ho có đờm, ăn uống không tiêu. 

Húng chanh 

Húng chanh có chứa tinh dầu carvacrola và một chất màu đỏ là colein đều có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng hầu họng, mũi. Theo y học cổ truyền, dùng tươi (5 - 10 lá) mỗi ngày, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác như gừng, bạc hà, tràm, tía tô, củ sả… nhai sống với tí muối, giã lấy nước uống hoặc hãm nước sôi. Cũng có thể chưng với quýt, vỏ quýt, gừng, đường phèn,… giúp chữa ho, viêm họng, khan tiếng, cảm cúm, sổ mũi. 

Viết Chung H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất