Người thấp khớp cấp dễ bị hẹp van tim

Tim là cơ quan quan trọng, giữ chức năng bơm máu tới nuôi tất cả bộ phận trong cơ thể. Ở người, tim có 4 buồng và được chia làm 2 nửa bên phải và bên trái. Van hai lá ngăn giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái là van một chiều giúp cho máu đi theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

Hẹp van hai lá là bệnh lý trong đó van hai lá không mở được hoàn toàn, làm cản trở dòng máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Hậu quả là máu bị ứ ở thượng nguồn làm giãn tâm nhĩ trái và ứ máu ở phổi gây ra khó thở, đồng thời làm giảm lượng máu đến các cơ quan.

Phẫu thuật tim tại Trung tâm <a href=Tim mạch BV ĐH Y dược TP HCM. Ảnh: T.A" data-natural-width="499" src="https://suckhoecong.vn/Images/Uploaded/Share/2014/02/24/Nguoi-thap-khop-cap-de-bi-hep-van-tim_1.jpg" style="width: 450px; height: auto; display: inline; margin: 0px auto;">
Phẫu thuật tim tại Trung tâm Tim mạch BV ĐH Y dược TP HCM. Ảnh: T.A

Ở người Việt Nam, phần lớn các trường hợp hẹp van hai lá là người từng bị thấp khớp cấp, một biến chứng của nhiễm trùng hô hấp trên (do vi khuẩn liên cầu nhóm A) không được điều trị đầy đủ. Bệnh là một quá trình kéo dài nhiều năm, làm tổn thương van hai lá dần dần, khiến cho van mất đi khả năng di chuyển mềm mại, các lá van sẽ vôi hóa dần theo thời gian.

Các triệu chứng của van hai lá tiến triển từ không có triệu chứng gì rõ rệt cho đến khi phù phổi cấp, một tình trạng khó thở dữ dội do ứ máu ở phổi quá nặng khiến cho bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể có các triệu chứng sau:

- Ho, ho nhiều hơn khi nằm đầu thấp.
- Khó thở khi gắng sức.
- Đau ngực.
- Phù hai chân.
- Tim đập nhanh và không đều.

Để chẩn đoán bệnh lý van hai lá cho đến nay người ta chủ yếu dựa vào siêu âm tim. Siêu âm tim có thể được thực hiện trên thành ngực hoặc qua thực quản (bác sĩ đưa đầu dò qua miệng xuống thực quản) để khảo sát tốt hơn hình thái của lá van hai lá nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp.Bên cạnh đó, còn có thể sử dụng những xét nghiệm khác để hỗ trợ cho chẩn đoán như chụp X quang tim phổi, đo điện tâm đồ…

Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân và mức độ tổn thương van hai lá trên siêu âm tim mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị thích hợp. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị chính:

- Điều trị nội khoa: Cho các bệnh nhân có tổn thương van 2 lá nhẹ và chưa có triệu chứng rõ rệt. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho thuốc uống và theo dõi định kỳ tiến triển của bệnh bằng siêu âm tim.

- Nong van hai lá bằng bóng qua da: Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh khó thở nhiều hơn và van 2 lá tổn thương rõ nhưng vẫn còn mềm mại. Bác sĩ sẽ dùng ống thông đưa một bóng nong từ đùi của bệnh nhân lên đến tim, vào van 2 lá và nong rộng lỗ van để giúp cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân.

- Phẫu thuật sửa van/thay van hai lá: Khi hình thái của van 2 lá không còn thích hợp để nong van, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân phẫu thuật để sửa lại các lá van hoặc thay bằng một van nhân tạo. Van nhân tạo này sẽ thay thế hoạt động của van tự nhiên và đảm bảo dòng máu lưu thông một chiều từ tâm nhĩ trái đến tâm thất trái.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp