9 biến chứng của việc quản lý đái tháo đường không hiệu quả

Kém quản lý đái tháo đường có thể gây suy giảm trí nhớ

Đái tháo đường type 2 cũng có thể xảy ra ở trẻ em

Thói quen hút thuốc khiến bệnh đái tháo đường thêm nặng

Đái tháo đường tác động như thế nào tới sức khỏe tình dục?

Tăng cân khi tiêm insulin, phải làm sao?

Suy giảm nhận thức

"Có rất nhiều bằng chứng cho thấy, lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến bộ nhớ và sự chú ý theo thời gian", Katherine Lewis - Giáo sư nội tiết, đái tháo đường và di truyền tại ĐH Y Nam Carolina ở Charleston, Hoa Kỳ cho biết khi kiểm tra sự thay đổi não bộ của những người có bệnh và không có bệnh đái tháo đường. Mặc dù các bác sỹ không tìm ra được nguyên nhân tạo nên mối liên kết nhưng theo Lewis, việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể giúp giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ và nhận thức. Nghiên cứu được công bố vào tháng 7/2014 trên Tạp chí Alzheimer.

Trầm cảm

Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao đối với bệnh trầm cảm khi so sánh với những người không mắc bệnh, theo một đánh giá dữ liệu từ 16 nghiên cứu được công bố vào tháng 2/2015 trên Tạp chí Community Mental Health. Trầm cảm có thể được điều trị, vì vậy cần đi khám bác sỹ nếu bạn có những triệu chứng như buồn chán, cảm thấy tuyệt vọng, thèm ngủ hoặc thiếu ngủ, không thiết tha tới các hoạt động diễn ra hàng ngày...

Suy giảm thính lực

Triệu chứng suy giảm thính lực rất hay gặp ở những bệnh nhân quản lý đái tháo đường không hiệu quả, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA). Các triệu chứng của suy giảm thính lực bao gồm khó nghe những gì mọi người đang nói với bạn, cảm giác rằng mọi người xung quanh đang nói lẩm bẩm, cố gắng theo kịp cuộc trò chuyện, bật to tiếng TV mới có thể nghe rõ... là dấu hiệu bạn cần đi khám bác sỹ để kiểm tra thính lực.

Bệnh vê nướu

Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao bị bệnh nướu răng. Lewis cho biết: "Sự xuất hiện của bệnh nướu răng ở người có đái tháo đường có liên quan đến việc lượng đường trong máu tăng cao kéo dài". Lewis khuyến cáo rằng, những người bị bệnh đái tháo đường cần đi khám nha sỹ khi có các các dấu hiệu cảnh báo của bệnh nướu răng như chảy máu, đau, hoặc sưng nướu răng.

Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao bị bệnh nướu răng

Nhiễm trùng da

Kiểm soát không tốt mức đường huyết có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng da, bao gồm trứng cá, mụn nhọt, phát ban, lở loét da... Bên cạnh việc kiểm soát lượng đường trong máu, người bệnh cũng cần duy trì thói quen chăm sóc da hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này bao gồm việc giữ da sạch và khô, sát trùng khi có vết thương hở.

Nhiễm trùng nấm

 Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm, ví dụ như nhiễm nấm âm đạo. Các triệu chứng của nhiễm nấm là ngứa, nổi đỏ bao quanh bởi lớp vảy trắng, có mùi khó chịu...

Mất xương

Người được chẩn đoán mắc đái tháo đường sẽ gia tăng 20% nguy cơ bị gãy xương trong tương lai, theo nghiên cứu được công bố vào tháng 2/2015 tại tạp chí Osteoporosis International. Lewis nói rằng điều này có thể là do lượng đường trong máu cao làm ảnh hưởng tới mật độ xương.

Tổn thương hệ thống thần kinh tự trị

 Lượng đường trong máu tăng cao có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh của bàn chân, bắp chân, đặc biệt là dây thần kinh tự trị, là những dây thần kinh kiểm soát chức năng không tự nguyện của cơ thể, như nhịp tim, huyết áp, mồ hôi, chức năng bàng quang và tiêu hóa. Các triệu chứng mà bạn gặp phải sẽ phụ thuộc một phần vào việc hệ thống thần kinh tự trị bị ảnh hưởng tới mức độ nào.

Rối loạn cương dương

Rối loạn chức năng cương dương (ED) cũng là một kết quả của việc các dây thần kinh tự trị bị thiệt hại. Khi các nhà nghiên cứu so sánh các thông tin y ở 220 người đàn ông Ý bị bệnh đái tháo đường type 2, họ phát hiện ra rằng hơn một nửa (khoảng 52,9%) bị rối loạn cương dương. Họ cũng nhận thấy rằng tỷ lệ mắc ED sẽ tăng lên nếu chỉ số A1C, dùng để đo mức đường huyết trong vòng 2 - 3 tháng trở lại cũng đi lên.

Nói chung, tất cả những biến chứng trên đều có thể phòng ngừa nếu bệnh nhân kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng cách áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, có thói quen sống lành mạnh, sử dụng thuốc kết hợp thực phẩm chức năng giúp ổn định đường huyết.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.

Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết