- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Căng thẳng ảnh hưởng tới việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường
7 điều cần biết về biến chứng thần kinh đái tháo đường
Đái tháo đường type 2: Thủ phạm gây suy giảm tình dục
Đái tháo đường: Nguyên nhân khiến nam giới vô sinh
Tại sao bệnh nhân đái tháo đường nên uống trà xanh?
Đái tháo đường là bệnh mạn tính, cần "chung sống" hòa bình suốt đời. Vì vậy, đó là điều bình thường nếu bệnh nhân đái tháo đường thường có cảm giác thất vọng và những cảm xúc tồi tệ như căng thẳng, lo âu... trong quá trình giữ lượng đường trong máu luôn ở mức an toàn.
Cẳng thẳng và bệnh đái tháo đường
Căng thẳng là trạng thái cảm xúc bình thường, nó có thê xảy ra tại nơi làm việc hoặc trong cuộc sống cá nhân. Căng thẳng có thể làm cho bạn: Cảm thấy lo lắng, đau bụng, tiêu chảy, thở nhanh hơn, tăng nhịp tim… Nó không chỉ làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên ít thú vị mà còn có thể làm cho việc quản lý bệnh đái tháo đường trở nên gặp nhiều khó khăn vì gây tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường.
Thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm bớt căng thẳng và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra do không quản lý tốt lượng đường trong máu. Các bài tập thở sâu thường xuyên, như thiền hoặc yoga sẽ giúp bạn thư giãn và giảm bớt căng thẳng. Một nhóm hỗ trợ bệnh đái tháo đường cũng có thể làm giảm triệu chứng căng thẳng bằng cách để bạn chia sẻ những khó khăn đang phải trải qua. Ở trường hợp nghiêm trọng, căng thẳng có thể được điều trị bằng thuốc.
Căng thẳng, trầm cảm là những trạng thái cảm xúc thường gặp ở bệnh nhân mới được chẩn đoán đái tháo đường
Trầm cảm và bệnh đái tháo đường
Căng thẳng thường là một trong những dấu hiệu đầu của trầm cảm. Trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, tuy nhiên, nhìn chung phổ biến nhất là ở những người mới được chẩn đoán mắc đái tháo đường. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể là: Buồn dai dẳng, hay mệt mỏi, ngủ ngày, thiếu năng lượng, khó chịu, cảm giác tội lỗi hay thấy mình vô dụng, không còn quan tâm với các hoạt động bình thường.
Theo các bác sỹ, bạn có thể bị trầm cảm nếu những triệu chứng xuất hiện kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy, đái tháo đường khiến bạn có nguy cơ cao phát triển bệnh trầm cảm. Có một số cách giải thích cho sự tương quan này, chẳng hạn như đái tháo đường làm tổn thương hệ thống thần kinh, thay đổi lối sống để quản lý bệnh, cảm giác cô đơn, có tiền sử gia đình mắc bệnh tâm thần, các vấn đề về tuyến giáp…
Trầm cảm là dạng rối loạn lâm sàng cần được điều trị bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Bác sỹ có thể khuyên bạn nên thuốc chống trầm cảm, trị liệu tâm lý song song với kế hoạch điều trị bệnh đái tháo đường. Việc theo dõi đường huyết sẽ sát sao hơn nếu bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm. Đặc biệt, để có kết quả tốt nhất, nên tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia sức khỏe tâm thần có kinh nghiệm trong điều trị đái tháo đường.
Bình luận của bạn