Thai trứng: Những điều các bà mẹ cần biết

Khi bị thai trứng cần xử trí càng sớm càng tốt, để đề phòng mất máu nhiều và phát triển thành ác tính

Chửa trứng và biến chứng ung thư nhau thai

Video: Bà bầu dùng mỹ phẩm cần lưu ý!

Bà bầu hút thuốc lá điện tử có được không?

Bà bầu bổ sung sắt không hề có lợi?

Top 10 thực phẩm cực tốt cho bà bầu

Bà bầu trầm cảm, thai nhi dễ bị hen suyễn

Bà bầu trầm cảm, thai nhi dễ bị hen suyễn

 Thai trứng là gì

Sau khi trứng đã được thụ tinh, thai và những phần phụ của thai (túi ối, gai rau… ) phát triển không tương đồng với nhau như bình thường, khiến cho gai rau bị thái hóa, sưng lên thành những túi chứa dịch dính vào nhau thành từng chùm (giống như chùm nho, chùm trứng ếch), nên được gọi là thai trứng.

Các loại thai trứng 

Thai trứng hoàn toàn: Là loại chửa trứng không có tổ chức thai, các gai rau phình to, mạch máu lông rau biến mất, lớp tế bào nuôi tăng sinh mạnh.

Thai trứng không hoàn toàn (chửa trứng bán phần): Có tổ chức thai hoặc một phần thai, màng ối, thai có thể còn sống hoặc đã chết, các gai rau phù nề.

Dấu hiệu nhận biết thai trứng 

Người bị chửa trứng lúc đầu có những biểu hiện mang thai bình thường, như: tắt kinh, ốm nghén… Nhưng triệu chứng nghén rất nặng, Nôn nhiều, có thể bị phù, protein niệu. Thai phụ bị ra máu âm đạo kéo dài, tử cung to quá mức so với tuổi thai. Có thể ra máu đỏ tươi hoặc máu đen, bị chảy máu liên tục hay ngắt quãng, bị chảy nhiều hay ít máu. Hiện tượng chảy máu này xuất hiện sớm nhất là sáu tuần sau khi mang thai hoặc muộn hơn là khoảng 12 tuần. Có thể cảm thấy buồn nôn và nôn rất nhiều, đau quặn bụng, và sưng phồng vùng bụng (vì khi đó tử cung của thai phụ có thể phát triển nhanh hơn bình thường).

Ở một số phụ nữ sẽ dẫn đến nguy cơ tiền sản giật trước giai đoạn giữa của thai kỳ nếu họ mắc thai trứng mà không được chẩn đoán.Tuy nhiên, siêu âm sẽ giúp các bác sỹ chẩn đoán thai trứng sớm trước những ngày này, nên hiếm khi xảy ra trường hợp bệnh có đủ thời gian để tiến triển đến tình trạng nguy hiểm này.

Cách điều trị

Nếu xác định là thai trứng thì xử trí càng sớm càng tốt, để đề phòng mất máu nhiều và phát triển thành ác tính. Nếu trứng chưa sảy thì nạo hoặc hút, đối với những phụ nữ trên 40 tuổi hoặc không muốn có con nữa thì có thể chỉ định cắt bỏ tử cung, nhằm dự phòng biến chứng ác tính.

Sau khi hút thai trứng, bệnh nhân vẫn cần được theo dõi sát sao để có thể phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng ác tính nếu có. Hai tuần sau hút nạo, người bệnh cần đến bệnh viện để xét nghiệm định lượng beta hCG (là loại hormon được sinh ra từ dạ con của người phụ nữ sau khi thụ thai). Xét nghiệm này cần được thực hiện hai tuần/lần trong ba tháng đầu rồi sáu tháng/lần cho đến hết 12 tháng. Tuyệt đối tránh thai trong vòng một năm sau hút nạo.

Cách phòng thai thai trứng 

Vì đây là một căn bệnh sản khoa nguy hiểm, nhiều nguy cơ biến chứng, nên mỗi phụ nữ cần có những hiểu biết nhất định về nguyên nhân của nó để phòng tránh. Ăn uống đủ chất là rất quan trọng trong độ tuổi sinh đẻ. Bên cạnh đó, cần kế hoạch hóa gia đình, không sinh quá nhiều con và sinh gần nhau.

Với những người đã từng điều trị thai trứng, nên tuân thủ theo chỉ dẫn hậu phẫu của bác sĩ. Khi mang thai lần tiếp theo, hãy đến bệnh viện sớm để được chuẩn đoán và theo dõi xem có bị chửa trứng tái phát hay không.

Thời điểm có thể mang thai trở lại 

Dù bạn dùng cách thức điều trị nào đi chăng nữa, vẫn sẽ phải chờ một năm sau khi nồng độ hCG của bạn trở về mức không, trước khi chuẩn bị mang thai lần nữa. Nếu bạn có thai trước thời điểm này, nồng độ hCG của bạn sẽ tăng lên và bác sỹ sẽ không thể biết được liệu mô bất thường có quay trở lại không.

Hiệp Nguyễn H+ (Tổng Hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa