Những lưu ý khi kiểm tra chỉ số đường huyết

Kiểm tra đường huyết giúp quản lý bệnh đái tháo đường type 2 hiệu quả

9 thói quen ăn uống làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường

Cách đơn giản để giảm triệu chứng bệnh đái tháo đường

Tại sao người mắc đái tháo đường bị giảm lưu thông máu?

Các xét nghiệm, kiểm tra quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường

Khi dùng thiết bị đo đường huyết cầm tay, người bệnh có thể nhận thấy ăn uống, các hoạt động thường ngày như học tập/làm việc, vui chơi, tập thể dục,... có thể tác động như thế nào đến lượng đường trong máu. Việc đo đường huyết cũng có thể cho thấy liều lượng insulin cùng các loại thuốc khác người bệnh đang sử dụng có phù hợp và hiệu quả hay không.

Thời điểm kiểm tra lượng đường huyết thích hợp

Thời điểm và tần suất kiểm tra đường huyết ở mỗi người bệnh không giống nhau, điều này tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sỹ. Một số người chỉ cần kiểm tra đường huyết mỗi ngày một lần, trong khi những người khác có thể cần phải kiểm tra nhiều hơn. Thông thường, các bác sỹ sẽ khuyến cáo người bệnh nên kiểm tra đường huyết khi thức dậy, trước khi đi ngủ và trước - sau khi ăn.

Cũng nên kiểm tra đường huyết trước - sau khi tập thể dục để phòng ngừa hạ đường huyết. Nếu cảm thấy không khỏe, lượng đường trong máu có thể biến động và người bệnh nên kiểm tra đường huyết để có những tùy chỉnh thích hợp.

Người bệnh nên kiểm tra đường huyết khi mới thức dậy

Lưu ý khi kiểm tra đường huyết bằng thiết bị đo cầm tay

Để có thể đo được lượng đường huyết, người bệnh cần chích vào tay bằng đầu kim nhỏ được gắn trên máy đo. Nặn cho máu ra và nhỏ 1 giọt lên que thử. Máy sẽ tiến hành đo mức đường huyết.

Để kết quả cho ra chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây.

+ Rửa tay kỹ và lau khô bằng khăn sạch trước khi tiến hành đo đường huyết.

+ Máy đo đường huyết loại nào thì sử dụng que thử đường huyết loại đó.

+ Không dùng que thử đường huyết đã quá hạn sử dụng, cần sử dụng ngay khi que thử đã được lấy ra khỏi lọ, khi lấy que xong cần nhanh chóng đóng chặt nắp đậy.

+ Que thử chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ, không sử dụng lại que thử.

+ Bảo quản lọ que thử ở nơi thoáng mát.

+ Kiểm tra độ chính xác của máy đo thường xuyên bằng cách nhỏ dung dịch đi kèm với máy lên que thử. Chỉ tiến hành đo đường huyết khi kết quả kiểm tra bằng dung dịch hoàn toàn chính xác.

Mức đường huyết nên trong phạm vi bao nhiêu?

Bác sỹ sẽ là người xác định mức đường huyết lý tưởng cho bạn. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association - ADA), mức đường huyết có thể thay đổi dựa trên các yếu tố như thời gian mắc bệnh, tuổi tác, sức khoẻ tổng thể...

ADA ghi nhận mức mục tiêu trung bình của hầu hết người trưởng thành (không mang thai) là 70 - 130 mg/dL trước khi ăn, dưới 180 mg/dL trong vòng 1 - 2 giờ sau bữa ăn.

Hãy ghi lại lượng đường huyết đo được trong sổ nhật ký, những gì đã ăn, thời gian, cường độ tập thể dục, những loại thuốc đang sử dụng,... Các thông tin này có thể giúp bác sỹ đánh giá việc quản lý bệnh đái tháo đường của bạn và xác định xem có cần phải thay đổi gì không.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
*Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết