Mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, giải thử, thanh can minh mục, giải độc
Món ăn bài thuốc từ mướp đắng
Công dụng “ngọt” của mướp đắng
Phòng ung thư tuyến tụy nhờ mướp đắng
Mướp đắng - ăn hàng ngày thay thuốc quý
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, tên khoa học là Momordica charantia L., thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae). Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, vào kinh tâm, tỳ, vị, can, phế, có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, giải thử, thanh can minh mục, giải độc.
Mướp đắng có công năng kiện tỳ, thúc đẩy chuyển hóa của chất charantin, polypeptide-P và vicine giúp ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường.
Các công trình nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã khẳng định vai trò của mướp đắng có hiệu quả trong việc sửa chữa tế bào beta tuyến tụy (đây là tế bào đảm nhận chính công việc sản xuất insulin – một nội tiết tố có vai trò quan trọng giúp cân bằng lượng đường trong máu, một yếu tố mà bệnh nhân đái tháo đường thường khiếm khuyết), làm tăng nồng độ insulin trong máu và tăng cường độ nhạy cảm của insulin, cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và cản trở việc tăng đường huyết bất thường do gan bài tiết. Vị đắng của mướp đắng cũng có vai trò kích thích đường ruột tiết ra một số chất ức chế sự hấp thu đường tại ruột, điều này có ý nghĩa đối với những trường hợp bị tăng đường huyết sau ăn.
Mướp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, tốt cho sức khỏe
Ngoài tác dụng trên, người ta còn tìm thấy trong mướp đắng có chứa hàm lượng vitamin C phong phú, giúp tăng sức đề kháng, tiêu diệt các loại vi khuẩn và virus, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng xạ trị. Đồng thời, mướp đắng giúp cơ thể ngăn chặn quá trình oxy hóa, làm chậm sự lão hóa, hạn chế các nguy cơ bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, tổn thương thần kinh…
Nên dùng mướp đắng thế nào?
Mướp đắng rừng có thể dùng cả dây, rễ, lá, quả rửa sạch, phơi khô, sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Quả mướp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn, nước uống ngon, tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý về liều lượng sử dụng. Một số thử nghiệm trên chuột cho thấy tác dụng gây độc của mướp đắng ở liều cao và kéo dài. Vì thế, liều lượng khuyên dùng trong ngày khoảng 200 – 300gr mướp đắng tươi hoặc 30 – 60gr mướp đắng khô.
Hạt của mướp đắng có chữa một số độc chất có thể gây nhức đầu, đau bụng và hôn mê.
Từ những nghiên cứu khoa học mới kết hợp với các bài thuốc từ dân gian, hiện nay, các nhà sản xuất dược phẩm, thực phẩm đã dùng mướp đắng như một nguyên liệu chính để sản xuất ra nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng, trà thảo dược, giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.
Bình luận của bạn