Bổ sung tỏi vào chế độ dinh dưỡng mùa lạnh như thế nào?

Tỏi là gia vị thơm ngon lại có nhiều lợi ích với sức khỏe

Cách bảo quản tỏi để dùng được lâu, không mất hương vị

6 lợi ích sức khỏe của tỏi và gừng

5 thức trà ấm nóng cho ngày mưa lạnh

Cách bảo quản gừng để sử dụng quanh năm

Tác dụng của tỏi với sức khỏe

Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, khi ăn vào có thể đem lại tác dụng giữ ấm, tăng nhiệt cho cơ thể. Trong tỏi có chứa nhiều hợp chất của lưu huỳnh – yếu tố tạo nên các lợi ích sức khỏe tuyệt vời của gia vị này.

Các hợp chất lưu huỳnh còn có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch nhờ khả năng cải thiện chỉ số cholesterol và huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều vi chất quan trọng như vitamin B, C, calci, sắt, magne, mangan…

Thành phần nổi bất nhất trong tỏi là allicin, được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm mạnh mẽ, giúp bảo vệ hệ miễn dịch trong mùa lạnh. Tỏi còn giúp người bị cảm lạnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.

Cách chế biến tỏi đem lại nhiều lợi ích sức khỏe

Thêm tỏi vào bước sau cùng khi nấu ăn

Thêm tỏi vào bước sau cùng khi nấu ăn

Là gia vị phổ biến trong nhà bếp, tỏi sống thường được thêm vào các món xào, ướp cùng thịt hoặc pha nước chấm. Để bảo quản tỏi lâu dài, bạn có thể ngâm dấm tỏi ớt cùng các loại rau củ khác.

Tuy nhiên, các hợp chất allicin trong tỏi không ổn định, được hình thành khi tỏi sống được đập dập, băm nhỏ. Giá trị sinh học và dinh dưỡng của tỏi cũng giảm đi đáng kể khi nấu chín ở nhiệt độ cao.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí khoảng 10 - 15 phút rồi mới sử dụng. Tỏi nên được thêm vào bước sau cùng khi nấu ăn, khi thực phẩm đã gần chín để tránh hao phí các chất dinh dưỡng trong tỏi.

Mùi hăng và vị cay của tỏi sống có thể không hợp với nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Người mắc các vấn đề về dạ dày, về mắt, bị sưng viêm cũng cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi ăn tỏi sống.

Một phương pháp chế biến tỏi được yêu thích là nướng bằng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu. Khi đó, tỏi có vị ngọt tự nhiên, kết cấu lại mềm mịn như bơ, có thể dùng để ăn kèm bánh mì hoặc các món nước sốt.

Với tỏi còn nguyên củ:

Tỏi nướng có mùi thơm và vị ngọt tự nhiên, dễ dàng kết hợp với nhiều món ăn

Tỏi nướng có mùi thơm và vị ngọt tự nhiên, dễ dàng kết hợp với nhiều món ăn

Để làm món tỏi nướng, bạn nên bật trước lò nướng hoặc nồi chiên lên 200 độ C. Chuẩn bị vài củ tỏi lớn, bóc bớt lớp vỏ khô bên ngoài, dùng dao cắt bớt phần đầu củ tỏi.

Đặt tỏi vào khay nướng, rưới dầu ăn lên củ tỏi, thêm chút muối và hạt tiêu theo khẩu vị. Bọc kín lại bằng giấy bạc, đem đi nướng 25-30 phút đến khi tỏi mềm. Khi đó, món tỏi nướng thơm nồng, có màu nâu nhẹ đã sẵn sàng thưởng thức.

Với tỏi đã bóc sẵn:

Bạn có thể cho các tép tỏi đã bóc vỏ vào khay nướng, thêm lượng dầu olive đủ để láng bề mặt khay, trộn đều cho dầu bám đều tép tỏi. Bọc lại bằng giấy bạc, sau đó thực hiện các bước nướng giống như nướng tỏi còn nguyên củ.

 
Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Món ngon - Nhà hàng