Tác dụng kích thích miễn dịch của vách tế bào Lactobacillus Rhamnosus

Lactobacillus Rhamnosus là chủng vi khuẩn probiotic có lợi

Khám phá tiềm năng cho sức khỏe của lợi khuẩn Lactobacillus paracasei

Bổ sung probiotics có thể giúp giảm viêm thận lupus

Tăng miễn dịch cho người cao tuổi với Lactobacillus gasseri TMC0356

Đánh giá tác dụng hỗ trợ giảm đau của TPCN Cốt Thoái Vương trong điều trị đau dây thần kinh tọa

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Miễn dịch học đang là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ và có nhiều triển vọng của ngành công nghệ y sinh học. Một hướng nghiên cứu quan trọng và cấp thiết của miễn dịch là các vấn đề liên quan đến phòng ngừa và điều trị rối loạn chức năng miễn dịch. Vì vậy, điều biến miễn dịch nhằm khôi phục lại sự cân bằng của hệ miễn dịch đang là mục tiêu của các thuốc và hóa chất hiện nay.

Mục đích nghiên cứu: Nhằm đánh giá tác dụng kích thích miễn dịch của DeltaImmunes® - một chế phẩm với thành phần chính là vách tế bào vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus, trên chuột nhắt trắng bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid.

Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

Chế phẩm nghiên cứu:

- Chế phẩm DeltaImmunes® sản xuất tại Công ty Tư vấn Y Dược Quốc tế (IMC), có thành phần chính là vách tế bào vi khuẩn lành tính Lactobacillus rhamnosus với cấu trúc cơ bản là peptidoglycan. Các tế bào (trong 1g chế phẩm có khoảng 3×109 tế bào) được thủy phân bằng công nghệ enzyme thành các phân đoạn có kích thước siêu nhỏ.

- Cyclophosphamid (Endoxan) dạng thuốc bột lọ 200mg, của hãng ASTA Medica, Đức. Levamisol dạng thuốc bột trắng, hàm lượng 98.6% của hãng Merk, Singapore. Kit định lượng IL1-a, IL-6, IL-12 và IFN-α của hãng Invitrogen, 542 Flynn, Camarillo, Mỹ. Hoá chất và máy huyết học tự động ABC (Animal Blood Counter) của hãng Ugo – Basiler Italy.

Đối tượng nghiên cứu: Chuột nhắt trắng chủng Swiss thuần chủng, cả 2 giống nặng 25 ± 2 gam do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp. Chuột được nuôi trong điều kiện đầy đủ thức ăn và nước uống tại phòng thí nghiệm Bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội từ 7 ngày trước khi nghiên cứu và trong suốt thời gian nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu: Tiêm màng bụng Cyclophosphamid (CY), liều duy nhất 200 mg/kg thể trọng để gây suy giảm miễn dịch trên chuột nhắt trắng. Chuột được chia ngẫu nhiên thành 6 lô:

- Lô 1 (n= 10)(Chứng sinh học): Chuột không bị tác động gì.
- Lô 2 (n= 10)(Mô hình): Tiêm CY và uống nước cất hàng ngày.
- Lô 3 (n= 10)(Chứng dương): Tiêm CY và uống Levamisol liều 50 mg/kg/ngày
- Lô 4 (n= 10)(DeltaImmunes® liều 288mg/kg/ngày): Tiêm CY và uống DeltaImmunes® liều 288 mg/kg.
- Lô 5 (n= 10)(DeltaImmunes® liều 864mg/kg/ngày): Tiêm CY và uống DeltaImmunes® liều 864 mg/kg.
- Lô 6 (n= 10)(DeltaImmunes® liều 1728mg/kg/ngày): Tiêm CY và uống DeltaImmunes® liều 1728 mg/kg.

Chuột bắt đầu được uống nước cất, levamisol và thuốc thử liên tục từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7. Ngày thứ 2 của mô hình, tiêm màng bụng cyclophosphamid liều 200 mg/kg ở các lô 2, 3, 4, 5 và 6. Ngày thứ 8 giết chuột, lấy máu và các tổ chức lympho để làm xét nghiệm.

Xét nghiệm chức năng miễn dịch: Trọng lượng lách, tuyến ức tương đối; xét nghiệm vi thể lách và tuyến ức; số lượng bạch cầu chung; phản ứng bì với kháng nguyên OA; định lượng IL1-a, IL-6, IL-12 và IFN-α ở máu ngoại vi.

Phân tích và xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2007, kiểm định theo test T-Student. Kết quả được trình bày dưới dạng ± SD. Quy ước:

 *,**,***: Khác biệt so với Chứng sinh học với p < 0,05; p < 0,01 và p < 0,001.

 Δ,ΔΔ,ΔΔΔ  : Khác biệt so với Mô hình với p < 0,05; p < 0,01 và p < 0,001.

KẾT QUẢ

Ảnh hưởng của DeltaImmunes® lên trọng lượng lách tương đối:

Ảnh 1: Ảnh hưởng của DeltaImmunes® lên trọng lượng lách tương đối

Nhận xét: Kết quả ở biểu đồ 1 cho thấy: CY làm tăng trọng lượng lách tương đối ở chuột nhắt trắng. Levamisol làm giảm trọng lượng lách tương đối nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình. DeltaImmunes® liều 864mg/kg và 1728mg/kg có tác dụng hạn chế sự gia tăng của trọng lượng lách tương đối nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.

Ảnh hưởng của DeltaImmunes® lên trọng lượng tuyến ức tương đối:

Ảnh 2: Ảnh hưởng của DeltaImmunes® lên trọng lượng tuyến ức tương đối

Nhận xét: Kết quả ở biểu đồ 2 cho thấy: Trọng lượng tuyến ức tương đối ở lô mô hình giảm rõ rệt so với lô chứng sinh học. DeltaImmunes® ở liều 864mg/kg làm tăng rõ rệt trọng lượng tuyến ức tương đối so với lô mô hình. DeltaImmunes® liều 288mg/kg và 1728mg/kg không làm thay đổi có ý nghĩa thống kê trọng lượng tuyến ức tương đối so với lô mô hình.

Cấu trúc vi thể của lách và tuyến ức:

Ảnh hưởng của DeltaImmunes® lên công thức bạch cầu ở máu ngoại vi:

 Nhận xét: Kết quả cho thấy DeltaImmunes® ở cả 3 liều đều làm tăng rõ rệt số lượng bạch cầu mono so với lô mô hình (p® liều 288mg/kg/ và 864mg/kg làm tăng rõ rệt số lượng bạch cầu tự nhiên NK so với lô mô hình (p<0.05).

Ảnh hưởng của DeltaImmunes® đến phản ứng bì với kháng nguyên OA:

Ảnh hưởng của DeltaImmunes® đến nồng độ các cytokine trong máu:

KẾT LUẬN

DeltaImmunes® ở cả 3 liều 288mg/kg/ngày, 864mg/kg/ngày, 1728mg/kg/ngày có tác dụng kích thích miễn dịch trên chuột nhắt trắng thông qua: làm tăng rõ rệt bạch cầu mono, tăng đáp ứng với kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức OA, tăng rõ rệt nồng độ IL-12.

DeltaImmune®  liều 864mg/kg/ngày làm tăng rõ rệt trọng lượng và số lượng lympho bào của tuyến ức.
DeltaImmune®  liều 288mg/kg/ngày làm tăng rõ rệt nồng độ IL-6 và TNF-α.
DeltaImmune®  liều 288mg/kg/ngày và 864mg/kg/ngày làm tăng rõ rệt bạch cầu NK
DeltaImmune®  liều 1728mg/kg/ngày làm tăng rõ rệt IL1-a.
Tác dụng kích thích miễn dịch của DeltaImmunes® không tăng lên khi tăng liều. Tác dụng kích thích miễn dịch của DeltaImmunes® ở cả 3 liều đều mạnh hơn Levamisol 50mg/kg/ngày.

Nghiên cứu do: Nguyễn Chí Dũng, Phạm Thị Vân Anh - Bộ môn Dược lý (Đại học Y Hà Nội) và DS. Nguyễn Xuân Hoàng, DS. Nguyễn Thị Thủy - Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc tế (IMC) thực hiện.

Tài liệu tham khảo:
1. Phạm Thị Vân Anh (2011), nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch và chống oxy hóa của cao quả nhàu trên động vật thực nghiệm, luận án tiến sỹ y học, Đại học y Hà Nội.
2. Geoge K Abruzzo, CharlesJ. Gill, Amy M. Flattery, Li Kong, Claire Leighton, Jeffrey G, Smith, V. Bill Pikounis, Ken Bartizal, and Hugh Rosen (2000). Efficacy of the Echinocandin Caspofungin against Disseminated Aspergillosis and Candidas in Cyclophosphamide-Induced Immunosuppressed Mice. Antimicrobial Agents and Chemotherapy 44(9): 2310-2318.
3. Gerhard Vogel H. (2002) Drug discovery and evaluation Pharmacological assays, Springer.
4. N.L. Dashputre et al. (2010). Immunomodulatory Activity of Abutilon Indicum linn on Albino Mice. International Journal of Pharma Sciences and Research 1(3): 178-184.
5. Rokeya Sultana, Salma Khanam and Kshama Devi (2011). Evalution of Immunomodulatory activity of Solanum xanthocarpum fruits aqueous extract. Der Pharmacia Lettre 3(1): 247-253
6. Sanjeev Heroor, Arunkumar Beknal, Nitin Mahurkar (2011). Immunodulatory Activity of Methanolic Extract of Ficus Glomerata Roxb, Lead, Fruit and Bark in Cyclophosphamide Induced Mice. International Journal of Modern Botany 1(1): 4-7.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất