Loại bỏ 6 thói quen ăn uống làm suy giảm miễn dịch để phòng Covid-19 hiệu quả

Rượu bia gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như dạ dày, gan, phổi, thận

Kiểm soát các bệnh túi mật bằng cách thay đổi thói quen ăn uống

Thay đổi thói quen ăn uống giúp tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ

7 thói quen ăn uống làm tăng lượng cholesterol “xấu” trong cơ thể

Các thói quen ăn uống giúp bạn giàu năng lượng sống hơn

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và chưa có thuốc đặc trị, điều quan trọng chúng ta cần làm để bảo vệ cơ thể là giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Để làm được điều đó, bạn cần bỏ ngay 6 thói quen ăn uống làm suy giảm miễn dịch dưới đây:

Uống rượu quá nhiều

Một ly rượu vang nhỏ mỗi ngày giúp tăng cường miễn dịch nhưng uống quá nhiều rượu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Nghiên cứu về rượu, các nhà Nghiên cứu chỉ ra việc uống rượu quá nhiều dẫn đến suy giảm miễn dịch. Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ mắc viêm phổi, phát triển thành hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) và làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19. Đồng thời, suy giảm miễn dịch cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết, tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật cao, khả năng chữa lành vết thương và phục hồi kém.

Bạn cần hạn chế uống rượu để bảo vệ hệ miễn dịch trong thời điểm này.

Sử dụng quá nhiều muối

Các Nghiên cứu chứng minh lượng natri dư thừa trong cơ thể dẫn đến tình trạng giữ nước và tăng huyết áp. Theo nghiên cứu mới từ Bệnh viện Đại học Bonn kết luận: lượng muối dư thừa trong cơ thể còn có thể gây suy giảm miễn dịch. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi thận bài tiết natri dư thừa, một hiệu ứng domino xảy ra, làm giảm khả năng miễn dịch, chống lại nhiễm khuẩn của cơ thể.

Covid-19 là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát. Để bảo vệ hệ miễn dịch, bạn cần kiểm soát lượng muối trong khẩu phần ăn bằng cách hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến và kết hợp sử dụng các gia vị, thảo mộc.

Sử dụng quá nhiều đường

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy người ăn trung bình 100g đường thì chức năng chống lại vi khuẩn của hệ miễn dịch suy giảm đáng kể vào ngày hôm sau. Đường tác động mạnh đến hệ miễn dịch trong 1 – 2 giờ đầu nhưng kéo dài đến 5 giờ sau.

Hạn chế tối đa thực phẩm chứa đường để tăng cường miễn dịch

Điều này không có nghĩa là bạn phải từ bỏ hoàn toàn thức ăn có đường, nhưng bạn cần tránh tình trạng dư thừa đường kéo dài. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên hạn chế thêm đường vào thức ăn và sử dụng không quá 24g/ngày đối với phụ nữ và 36g/ngày đối với nam giới.

Nếu bạn có xu hướng ăn đồ ngọt khi căng thẳng, mệt mỏi thì hãy thử tìm các phương pháp thay thế như: nói chuyện với người thân, thiền, tập thể dục hoặc chơi trò chơi để giảm nhu cầu ăn uống và điều hòa cảm xúc của bạn. Hạn chế ăn đường không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm.

Sử dụng nhiều đồ uống chứa caffeine 

Cà phê và trà có tác dụng bảo vệ sức khỏe, chống viêm do hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều chất caffeine khiến bạn khó ngủ, tăng tình trạng viêm và suy giảm miễn dịch.

Để bảo vệ chức năng của hệ miễn dịch, hãy ngừng sử dụng đồ uống không có chất dinh dưỡng, chứa caffeine, đường và chất tạo ngọt nhân tạo như: Soda, nước tăng lực. Bạn không nên sử dụng cà phê và trà ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ để hạn chế tác động của caffeine đến giấc ngủ của bạn.

Ăn ít chất xơ

Chất xơ giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, gia tăng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, thư giãn tinh thần. Nghiên cứu mới cho cho thấy rằng ăn nhiều chất xơ và prebiotic (chất kích thích gia tăng lợi khuẩn) giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus. Chất xơ cũng giúp bạn chìm vào giấc ngủ tốt hơn. Lượng chất xơ khuyến nghị cho người Mỹ là ít nhất 25g/ngày cho phụ nữ và 38g/ngày cho nam giới.

Chế độ ăn lành mạnh giúp bạn phòng dịch Covid-19 hiệu quả

Bạn có thể bổ sung chất xơ trong chế độ ăn qua: Rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cây họ đậu (đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh). Đồng thời, bạn cần thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm: Sử dụng thực phẩm tươi thay cho thực phẩm chế biến; trái cây, yến mạch và các loại hạt thay cho ngũ cốc chứa đường; gạo lứt thay cho gạo trắng; các loại đậu thay thế thịt không xơ bằng đậu hoặc đậu lăng...

Lười ăn rau xanh

Lười ăn rau xanh có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể yếu, không chống lại được các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Rau xanh có nhiều lợi ích sức khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như: Vitamin A, vitamin C, folate.

Đặc biệt, rau xanh có các hợp chất chứa hoạt tính sinh học, giúp giải phóng các chất chống oxy hóa và cải thiện hệ miễn dịch đường ruột – nơi chiếm 70 - 80% tế bào miễn dịch. Bạn nên bổ sung các loại rau xanh họ cải: Cải xoăn, cải rổ, bông cải xanh, cải chíp, cải bắp và bắp cải tí hơn…

Phạm Mơ H+ (Theo The Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp