Kiểm soát huyết áp chỉ là phần nổi trong điều trị tăng huyết áp - Ảnh minh họa
Gần 5 năm sống chung với cao huyết áp, bà Lan (60 tuổi, TP.HCM) cảm thấy rất yên tâm vì hàng ngày vẫn uống thuốc kiểm soát huyết áp. Cho đến một ngày, vừa đi chơi về, bà bỗng thấy choáng váng, trước mắt tối xẩm rồi ngã ngay ra trước cửa nhà. Người nhà vội vàng đưa bà vào bệnh viện. Bác sỹ cho biết, bà bị tai biến mạch nào và sẽ phải nằm một chỗ vì liệt nửa người.
Không chỉ bà Lan, rất nhiều bệnh nhân cao huyết áp khác cũng vậy, mặc dù uống thuốc đều đặn nhưng vẫn bị tai biến. Giải thích về trường hợp này, GS.TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cho biết, kiểm soát huyết áp chỉ là phần nổi trong điều trị tăng huyết áp. Trong khi phần chìm là những biến chứng của tăng huyết áp và các bệnh đi kèm có liên quan, thì người bệnh lại vô tình bỏ quên trong quá trình điều trị.
Bệnh nhân tăng huyết áp nếu uống thuốc đều đặn sẽ duy trì được huyết áp ở mức ổn định (120/80 mmHg). Thế nhưng chỉ cần gặp những tác động bên ngoài khiến ta mệt mỏi, tức giận, hay gặp lạnh, nóng, đột ngột hoặc kéo dài là huyết áp sẽ tăng và tai biến có thể sẽ ập tới khiến người bệnh không kịp đối phó.
Giải thích về cơ chế hình thành những tai biến nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp, GS Phạm Gia Khải cho biết thêm, đó là do huyết áp đã tăng từ lâu ngày, gây tăng sức ép lên thành mạch, tạo điều kiện hình thành những mảng xơ vữa động mạch và cục máu đông trên đó.
Thành mạch có thể bị nứt hoặc co lại, bị cục máu đông làm cho bị tắc. Hiện tượng này có thể xảy ra tại bất cứ vị trí nào của hệ thống đại tuần hoàn.
- Nếu ở động mạch não cục máu đông có thể làm tắc mạch gây ra tai biến mạch máu não.
- Ở động mạch vành nuôi tim, thường có tắc, không có chảy máu do nứt gây ra hội chứng mạch vành biểu hiện qua cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
- Ở động mạch thận: cục máu đông có thể gây hẹp động mạch thận và do cơ chế phản hồi ngược huyết áp lại tăng hơn nữa.
Cục máu đông có thể xuất hiện tại một vị trí và bong ra, di chuyển theo dòng máu đến một vị trí khác gây tắc mạch tại một vị trí khác. Những biến chứng này diễn tiến âm thầm, nhưng khi xuất hiện thì lại bất ngờ, có thể gây tàn phế hoặc tử vong. Vì vậy người ta gọi tăng huyết áp là: "Kẻ giết người thầm lặng" .
Như vậy, qua những phân tích của giáo sư Phạm Gia Khải đã cho thấy, trong điều trị cao huyết áp, việc kiểm soát huyết áp cần được thực hiện song song với ngăn ngừa biến chứng. Bên cạnh sử dụng thuốc ổn định huyết áp, người bệnh có thể sử dụng thêm những sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung có chứa các hoạt chất giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, ngăn ngừa tai biến mạch máu não do huyết áp gây ra.
Bình luận của bạn