Dạy trẻ cách tiêu tiền từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều
Lì xì đầu năm thế nào cho đúng?
Lì xì cho con trẻ: Chuyện nhỏ mà không nhỏ!
Dạy con ứng xử với tiền lì xì Tết
Ý nghĩa và tục mừng tuổi đầu năm ở một số nước châu Á
Dưới đây là 6 bài học về tiền cần dạy cho trẻ
1. Cách tiết kiệm tiền cho mục tiêu
Hãy chỉ cho trẻ cách tiết kiệm tiền để mua một thứ gì đó cụ thể. Điều này sẽ dạy cho trẻ cách chi tiêu.
Cách dạy: Chuẩn bị sẵn các phong bì, ghi rõ từng loại phong bì để tiêu vào việc gì. Hoặc, bạn có thể cho tiền vào lợn đất (heo đất) để trẻ tiết kiệm. Khi trẻ đã quen với việc tiết kiệm, bạn có thể cho tiền vào các loại phong bì khác nhau, để tiết kiệm cho mục tiêu cụ thể, như một món đồ chơi trẻ thực sự mong muốn hoặc một chuyến đi chơi đến sở thú.
Trẻ em cần nhận ra rằng, tiền có thể làm được việc gì đó hữu ích. Bằng cách này, chúng nhận thấy cần phải chi tiêu một cách khôn ngoan. Phương pháp này cũng giúp trẻ học toán tốt hơn, cộng và trừ để tìm ra số tiền mà trẻ cần phải tiết kiệm.
Dạy trẻ cách tiết kiệm tiền, cách tiêu tiền lì xì sẽ giúp trẻ biết cách sử dụng đồng tiền hữu ích
2. Cách kiếm tiền
Thay vì cho tiền trẻ, hãy dạy trẻ cách kiếm tiền. Dạy trẻ cách kiếm tiền sẽ giúp trẻ hiểu giá trị của tiền, dẫn đến sự tự túc, độc lập và tháo vát sau này.
Cách dạy: Khi trẻ đến tuổi nhận tiền tiêu vặt, hãy nói chuyện với trẻ về những việc nhà mà trẻ có thể làm để đổi lấy tiền tiêu vặt. Hỏi trẻ dự định sử dụng tiền để làm gì và cho trẻ lời khuyên và cách tiết kiệm tiền cho mục tiêu trong tương lai.
3. Cách chi tiêu thông minh
Chỉ cho trẻ cách tận dụng tối đa đồng tiền, để tăng thêm giá trị cho cuộc sống.
Cách dạy: Đưa trẻ cùng đến cửa hàng tạp hóa, dạy cách mua sắm. Nếu bạn có thời gian, hãy so sánh về chi phí, kích cỡ giữa hai sản phẩm tương tự nhau.
4. Quyết định giữa nhu cầu và mong muốn
Đây là một bài học thiết yếu, trẻ càng sớm học được điều này càng tốt. Hiểu được sự khác biệt giữa những gì chúng thực sự muốn và cần sẽ giúp trẻ đưa ra quyết định sử dụng tiền tốt hơn. Điều này cũng sẽ dạy trẻ cách kiềm chế sự bốc đồng và mua sắm theo cảm xúc.
Cách dạy: Khi bạn đưa trẻ đi mua sắm, hãy hỏi trẻ thực sự cần thứ đó hay chỉ muốn có? Đó có phải là thứ trẻ cần dùng hay không? Ngoài ra, bạn hãy thử không mua thứ đồ đó cho trẻ và xem trẻ có nhớ về món đó trong 1 tuần hay không.
5. Cách chia sẻ tiền
Thái độ của chúng ta về tiền được hình thành từ khi còn nhỏ và bài học về cách chia sẻ tiền sẽ tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của người khác và thế giới.
Cách dạy: Chuẩn bị 1 lọ tiết kiệm đặc biệt để quyên góp cho một lý do mà trẻ quan tâm, hoặc dành dụm một món quá cho anh chị em, bạn cùng lớp. Nói chuyện với trẻ nếu trẻ muốn tặng tiền hoặc làm một món quà thay vì chi tiền để mua món quà mới. Điều này sẽ dạy cho trẻ việc dành thời gian để tạo ra tiền bạc.
6. Cách vay có trách nhiệm
Mặc dù đây là một vấn đề hơi phức tạp, nhưng việc dạy con cái về việc vay tiền, làm thế nào để thực hiện một cách có trách nhiệm sẽ giúp ích cho trẻ trong suốt cuộc đời.
Cách dạy: Bạn có thể đề nghị cho trẻ một chiếc xe đạp hoặc máy tính nếu trẻ tự tiết kiệm được một nửa số tiền. Số còn lại, bạn sẽ cho vay. Cùng trẻ tìm hiểu chi phí về một cái gì đó. Trẻ nên hiểu sự khó chịu của các khoản thanh toán, khoản vay, tiền lãi. Hãy nói chuyện với trẻ về cách bạn vay tiền và nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào.
Dạy trẻ về tiền, cách tiêu tiền, cách tiết kiệm tiền cần nỗ lực và thời gian, nhưng việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống sau này của trẻ.
Bình luận của bạn